15 Cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả tốt nhất quý vị nên thử

Tại sao chúng ta cần tiết kiệm trong chi tiêu? Bởi vì, tiết kiệm ở hiện tại chính là xây dựng tài chính cho tương lai. Không ai trong chúng ta có thể biết được tương lai sẽ xảy ra chuyện gì, những chuyện bất ngờ cần đến tiền hay bất ngờ có những kế hoạch không như ý,v.v… Nếu có một khoản tiết kiệm dự phòng, khi gặp khó khăn quý vị sẽ dễ dàng vượt qua mà không cần làm phiền bất kỳ ai. Cuộc sống tuy dài mà ngắn, vì vậy chúng ta nên biết cách cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm để giảm thiểu mức độ rủi ro trong tương lai. Trong bài viết này Huongluxury sẽ chia sẻ quý vị 15 cách tiết kiệm chi tiêu hiệu quả và dễ áp dụng.

Sự bền vững

1. Theo đuổi lối sống tối giản

Nói một cách đơn giản, lối sống tối giản là một lối sống đơn giản hóa không gian sống, vật chất xung quanh, từ đó đơn giản hóa đời sống tinh thần của quý vị. 

Bắt đầu bằng việc giảm số lượng đồ đạc trong nhà, chỉ sử dụng các đồ vật thiết yếu, thật sự cần thiết. Quý vị có thể học tập lối sống này bằng cách chỉ mua những thứ mình cần, không phải thứ mình muốn. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và tuyệt đối không mua sắm thường xuyên.

Sau một thời gian làm quen với lối sống này, quý vị sẽ bất ngờ nhận ra mình đã tiết kiệm được kha khá một khoản tiền đấy.


2. Giữ gìn sức khỏe

Đúng rồi, quý vị không hề đọc nhầm đâu, giữ gìn sức khỏe chính là cách chúng ta tiết kiệm chi tiêu, cụ thể là những chi phí bỏ vào bệnh viện thuốc men khi quý vị ốm đau.

Giữ gìn sức khỏe bằng cách tập cho mình những thói quen lành mạnh, để tâm trong việc ăn uống, thể dục thể thao và giấc ngủ.


3. Tự nấu ăn

Tự nấu ăn ở nhà cũng chính là cách giúp quý vị đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm đáng kể. Quý vị hãy bắt đầu bằng việc ăn sáng ở nhà và đem đồ ăn theo lúc đi làm. Quý vị chỉ nên dành thời gian ăn ngoài cùng quý vị bè người thân hay đối tác làm ăn khi thật sự cần thiết hoặc trong những dịp đặc biệt.


4. Tiết chế các mối quan hệ không cần thiết

Hạn chế tối thiểu các mối quan hệ xã giao sẽ giúp quý vị giảm được khoản chi tiêu trong việc “hẹn hò”. Các cuộc gặp gỡ ăn uống tưởng chừng như vô hại nhưng nếu đó là một mối quan hệ không lành mạnh, lâu dần quý vị sẽ nhận ra mình đang lãng phí tiền bạc và thời gian của bản thân.

Hãy cân nhắc đầu tư thời gian và kinh tế của quý vị một cách tinh tế!


5. Lên kế hoạch mua sắm

Khi có một bản kế hoạch mua sắm rõ ràng, đúng mục đích, không lan man quý vị sẽ không bị xao nhãng trong những lần đi mua sắm. Luôn nhớ bám sát và ghi chép lại những đồ dùng cần mua và tính toán cân bằng giữa thu chi trước khi quý vị quyết định có mua hay không.


6. Quy tắc 72h

Quý vị là người thường gặp khó khăn khi phải đưa ra quyết định trong việc mua sắm, hãy áp dụng quy tắc 72h. Đưa tên món đồ quý vị đang phân vân vào “danh sách chờ”, sau 72h nếu quý vị còn đắn đo và suy nghĩ về chúng thì hãy quyết định mua.

Đây là một cách hay để kiểm tra xem quý vị có thật sự khao khát món đồ đó hay không? Tuy nhiên, quý vị vẫn phải cân nhắc giá trị của chúng so với thu nhập trung bình của mình nhé.


7. Suy nghĩ về tần suất quý vị sử dụng một món đồ

Nếu quý vị chỉ sử dụng món đồ này 1 năm một lần hay vài tháng một lần, hãy nghĩ đến việc đi thuê hoặc mượn của quý vị bè, thay vì đi mua chúng. 

Ví dụ đơn giản quý vị muốn làm các móc treo trên tường và cần đến máy khoan, thay vì đi mua một máy khoan tường mới hãy mượn hoặc thuê, quý vị sẽ tiết kiệm được hơn rất nhiều.


8. Tối giản các thú vui tốn kém

Để có thể tiết kiệm chi tiêu hiệu quả, quý vị cần thay đổi những thói quen “xa xỉ”. Một vài thay đổi đơn giản quý vị có thể tham khảo như từ bỏ thói quen cà phê la cà buổi sáng trước khi làm, không ăn vặt vào buổi xế chiều, hạn chế số lần uống trà sữa, không lướt web để tránh mua những món đồ không thật sự cần. Hãy lựa món đồ uống rẻ nhất trong trường hợp quý vị phải đi gặp gỡ bên ngoài.


9. Tạo tài khoản tiết kiệm 

Ngay từ lúc nhận được thu nhập mỗi tháng, hãy tạo ngay cho mình một tài khoản tiết kiệm tại một ngân hàng uy tín và bắt đầu xây dựng nguồn tài chính cho tương lai. Mặc dù đó chỉ đơn giản là vài trăm ngàn hay vài triệu đồng nhưng về lâu dài quý vị sẽ có một khoản tiết kiệm kha khá. Đồng thời việc chi tiêu tại thời điểm hiện tại cũng sẽ được hạn chế, giúp quý vị không chi tiêu phung phí.


10. “Ghi nhớ” 20% thu nhập mỗi tháng

Con số 20% này chính là khoản tiết kiệm tối thiểu quý vị cần trích ra từ thu nhập hàng tháng để đảm bảo có được nguồn tiết kiệm bền vững. Ngoài ra quý vị cần phải học cách trở nên nghiêm khắc trong chi tiêu, không tiêu xài vượt quá 30% thu nhập và 50% thu nhập còn lại cần tập trung cho như cầu thiết yếu như ăn uống đi lại chỗ ở.


11. Kiểm tra ví tiền mỗi ngày/tuần/tháng

Kiểm tra chi tiêu giúp quý vị hạn chế tình trạng “vung tay quá trán”, đôi lúc quý vị mức tiêu dùng của quý vị vô tình vượt quá giới hạn, vì vậy quý vị cần kiểm tra tài chính của mình thường xuyên để cân bằng thu chi cho hợp lý.


12. Kiểm tra số tiền tiết kiệm thường xuyên

Những lúc nhìn lại khoản tiết kiệm, quý vị có thể sẽ thấy chúng quá ít, hãy lấy đó làm động lực cho quý vị tiết chế hơn trong cách chi tiêu.

Cũng sẽ có những lúc quý vị nhận ra mình đã tiết kiệm được kha khá và quý vị nhìn thấy bản thân mình đã cố gắng như thế nào và quý vị càng thêm trân trọng khoản tiền tiết kiệm cũng như nghiêm khắc hơn trong việc quản lý tài chính.


13. Đọc nhiều sách báo thông tin về tài chính

Khi quý vị có kiến thức về tài chính quý vị cũng sẽ biết cách quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Ngoài ra quý vị còn có thể biết cách đầu tư sinh lời và bảo toàn giá trị thu nhập của mình.

Một số kênh thông tin tài chính quý vị có thể tham khảo như Cafebiz, Forbes, VnEconomy,v.v…


14. Tập trung lao động và học tập

Khi quý vị dành phần lớn thời gian cho việc học tập và làm việc quý vị sẽ không còn thời gian suy nghĩ đến việc tiêu xài phung phí nữa. Quý vị sẽ không phải phân vân nên mua món đồ này hay món đồ kia vì quý vị bận rộn và quý vị biết mình không thật sự cần chúng.


15. Luôn suy nghĩ trước khi chi tiêu

Dù là món đồ có giá trị nhỏ hay giá trị lớn quý vị phải luôn suy nghĩ trước khi quyết định mua. Thật sự món đồ này có nằm trong kế hoạch mua sắm của quý vị không? Quý vị có thật sự cần nó không? Nếu thiếu món đồ này trong vòng 1 tháng tới 6 tháng tới quý vị vẫn ổn chứ,v.v… Nhờ những suy nghĩ đắn đo đó quý vị sẽ ngăn được thói quen phung phí của bản thân.

Trên đây là 15 cách tiết kiệm chi tiêu giúp quý vị quản lý túi tiền mình hiệu quả. Hãy nghiêm khắc áp dụng ngay từ bây giờ để có cuộc sống chi tiêu hợp lý khoa học nhé.

>>> Xem thêm: