3 Lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ

Kỹ năng sống cho trẻ là một vấn đề và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà cha mẹ cần xây dựng cho con từ khi còn nhỏ. Những phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp cho trẻ làm chủ được cuộc sống, và tương lai là cải thiện chất lượng sống cho con trong xã hội hiện đại này. Có một vài lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mà quý cha mẹ cần quan tâm.

Gia đình

1. Thời điểm phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ

Nói về thời điểm thích hợp thì tốt nhất quý vị nên cho trẻ học kỹ năng sống từ sớm. Đó là khi bé đã bắt đầu có khả năng tiếp thu kiến thức và có thể tự mình tập thực hành các kỹ năng cơ bản khi được dạy. 

Trẻ mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi là độ tuổi thích hợp để cha mẹ bắt đầu dạy trẻ kỹ năng sống. Lúc này, trẻ sẽ có nhu cầu khám phá, làm quen với những không gian mới và tò mò nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Đây cũng là giai đoạn cung cấp những kích thích để tạo thành nhiều kết nối thần kinh trên não bộ, giúp bé tiếp thu và phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. 


2. Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ

Trước khi bắt đầu cho trẻ học kỹ năng sống, quý vị cần tìm hiểu và lựa chọn những phương pháp và cách thức phù hợp với khả năng, tính cách của bé và cả điều kiện hiện tại của gia đình mình nữa nhé. Những kỹ năng sống cho trẻ không phải chỉ có ở nhà trường, thầy cô và các cơ sở đào tạo, nó còn nằm len lỏi trong chính gia đình nữa đấy. Hãy là tấm gương sáng trong ứng xử và cách sống để bé noi theo quý vị nhé.


3. Những kỹ năng sống cơ bản cho trẻ

Có rất nhiều kỹ năng sống để bé có thể làm quen và học hỏi, tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ trong khoảng mầm non và tiểu học, quý vị có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây:

Kỹ năng tự làm chủ bản thân

Có những điều cơ bản mà bắt buộc bé phải tự mình làm lấy như đánh răng, rửa mặt, vệ sinh, tắm rửa hoặc tự dọn dẹp bàn học, gấp chăn màn, quần áo… Đây là những kỹ năng cơ bản nhất mà bé nên được rèn luyện và tập thích nghi từ sớm để có thể tự mình làm lấy khi không có sự trợ giúp từ phía cha mẹ hoặc thầy cô mẫu giáo.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

Người ta thường ví von rằng trẻ em như một trang giấy trắng, nếu chúng ta vẽ nên những điều tốt thì bé sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn và ngược lại. Vậy nên, kỹ năng giao tiếp và ứng xử là một phần vô cùng quan trọng mà bất kỳ vị phụ huynh nào cũng cần phải lưu tâm. 

Khi bé học được những cách ứng xử phù hợp, bé sẽ tự tin trong giao tiếp và diễn đạt ý của mình rõ ràng, mạch lạc hơn. Bên cạnh đó, bé sẽ biết cách để thể hiện thái độ khác nhau khi nói chuyện với người lớn và quý vị bè đồng trang lứa hay các em nhỏ khác.

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Bé nên được dạy về những nơi an toàn và nơi không an toàn để có thể tự mình nhận thức được vấn đề và tìm được người giúp đỡ phù hợp. Hãy khoanh vùng cho bé những nơi nguy hiểm trong nhà như ổ điện, vật sắc nhọn, nơi có nước vượt ngoài tầm kiểm soát của bé… Ngoài ra, quý vị cần dạy cho bé cách từ chối và không nói chuyện với người lạ, không đi theo người lạ dù cho họ có dụ bánh kẹo hay thậm chí nói là người quen của cha mẹ. 

Hãy hướng dẫn bé ghi nhớ số điện thoại của người lớn trong nhà, và khi bị lạc hoặc gặp tình huống nguy hiểm, hãy nhờ đến sự trợ giúp của các cô chú công an, bác bảo vệ… 

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đúng cách sẽ giúp bé trang bị được những kiến thức cơ bản để bé phát triển tốt và hoàn thiện hơn. Huongluxury hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích được cho các bậc phụ huynh trong việc định hướng tương lai cho con trẻ!

>>> Xem thêm: bệnh viêm phổi ở trẻ em, nuôi dạy con đúng cách, mồ hôi trộm ở trẻ, trẻ bị mẩn ngứa khắp người, lịch chích ngừa cho bé