3 Mô hình trồng rau sạch tại nhà đơn giản và năng suất cao

“Mô hình trồng rau sạch” đang là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong những năm gần đây. Nguyên do nào khiến mô hình này trở nên ‘hot’ như vậy? Cùng Huongluxury tìm hiểu về những mô hình trồng rau sạch tại nhà được ưa thích nhất trong bài viết dưới đây!

Sự bền vững

Vì sao mô hình trồng rau sạch tại nhà lại trở thành xu hướng hiện đại ngày nay?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng muốn sử dụng các loại thực phẩm xanh và sạch. Ngoài việc cung cấp những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất khoáng, chất xơ…, một số loại rau còn là thành phần quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh.

Có một thực tế là trên thị trường hiện nay, “rau bẩn” hoặc rau phun thuốc xuất hiện ngày càng nhiều khiến cho người tiêu dùng bất an, không biết phải chọn lựa sản phẩm nào là an toàn cho bản thân và gia đình. Chính vì vậy, những cách trồng rau sạch tại nhà sẽ là giải pháp được người dùng lựa chọn. Trong bài viết này, Huongluxury sẽ giúp quý vị tìm hiểu những mô hình trồng rau sạch tại nhà được sử dụng phổ biến rộng rãi.

1.  Mô hình trồng rau sạch khí canh

Khí canh là một mô hình trồng rau sạch tại nhà hiện đại đang phổ biến tại các nước phát triển. Phương pháp này không sử dụng đất (thổ canh) hay nước (thủy canh), thân hoặc củ cây rau sẽ được cố định trên một tháp trồng. 

Rễ cây lơ lửng trong không khí có chứa các thể bụi dinh dưỡng. Các thể bụi này được phun trực tiếp vào rễ nhờ vào hệ thống cảm biến. Ngoài ra, nếu biết cách sắp xếp khéo léo, quý vị có thể tận dụng mô hình trồng rau tại nhà này để trang trí ban công vô cùng tuyệt vời.

Ưu điểm

–       Tiết kiệm được 95% lượng phân bón, giảm tiêu thụ nước 98%, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

–       Năng suất cao hơn so với các phương thức canh tác truyền thống.

–       Tiết kiệm không gian, diện tích trồng được nhân lên nhiều lần.

Nhược điểm

– Chi phí đầu tư khá cao.

– Cần phải có kiến thức chuyên sâu, am hiểu về kỹ thuật trồng rau khí canh.

– Chi phí sản phẩm đầu ra cao.

– Tỉ lệ bốc hơi của nước và chất dinh dưỡng cao nếu ở khu vực nắng nóng.

Những loại rau phù hợp với mô hình khí canh: rau muống, súp lơ, rau lang…

2. Mô hình trồng rau thủy canh

Có thể hiểu một cách đơn giản mô hình trồng rau thủy canh là canh tác với nước. Đây là mô hình trồng rau sạch tại nhà không sử dụng đất, rất thích hợp cho các hộ gia đình ở thành phố có diện tích sân thượng. Hiện nay có 4 mô hình trồng rau sạch thủy canh là: thủy canh hồi lưu, thủy canh tĩnh, thủy canh khí lưu và thủy canh tưới nhỏ giọt trên nền giá thể

Với phương thức này, rau được trồng hoàn toàn bằng nước có chứa các ion khoáng hóa và chất dinh dưỡng giúp cho cây phát triển. Hiện nay, mô hình trồng rau thủy canh được ứng dụng rất phổ biến tại các trang trại rau sạch và được ứng dụng để chăm sóc cây cảnh ở Việt Nam.

Ưu điểm

– Không sử dụng đất nên có thể hạn chế một lượng lớn nguồn mầm bệnh từ đất trồng.

– Tiết kiệm tối đa nguồn nước và dinh dưỡng nhờ hệ thống máy bơm luân chuyển tuần hoàn.

– Mô hình trồng rau thủy canh có Tính tự động hóa, ít tốn công chăm sóc.

– Sản phẩm khi thu hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh, không bị dư lượng thuốc trừ sâu hoặc thuốc tăng trưởng.

Nhược điểm

  • Tốn kém trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại để vận hành mô hình trồng cây thủy canh. Trong đó 3 mô hình trồng rau thủy canh tốn kém nhất là: thủy canh tĩnh, khí canh và thủy canh tưới nhỏ giọt.

  • Luôn quan tâm và lưu chuyển dung dịch dinh dưỡng thủy canh xuyên suốt trong quá trình trồng để cây không bị thiếu dinh dưỡng hay ngập úng rễ,…

Những loại rau phù hợp với mô hình thủy canh: chỉ những loại rau thích nghi với môi trường nước mới có thể áp dụng phương pháp thủy canh như: xà lách, cải cầu vồng, cải xanh… Nếu quý vị đang tìm một phương án trang trí cây xanh trong nhà vừa cho ra kết quả “ngọt lành” thì hãy ứng dụng ngay mô hình này nhé!

3. Mô hình trồng rau sạch Aquaponics

Mô hình trồng rau sạch Aquaponics là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và thủy canh dựa trên sự vận hành của tự nhiên. Rau trồng sẽ giúp lọc sạch nguồn nước cho cá phát triển, và nước từ dưới hồ sẽ được bơm ngược lên để tưới cho rau trồng. Đồng thời chất thải của cá chính là nguồn dinh dưỡng cho rau trồng tăng trưởng an toàn.

Ưu điểm

– Chất lượng rau củ đảm bảo xanh, sạch, tốt.

– Rau trồng tươi ngon hơn.

– Cá và các loại thủy sản tăng trưởng mạnh, đạt năng suất tốt.

– Mô hình trồng rau sạch Aquaponics thích hợp cho không gian nhỏ.

Nhược điểm

– Chi phí đầu tư cao.

– Yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về rau, cá, vi khuẩn…

– Cần phải có nguồn điện liên tục và ổn định.

– Bắt buộc phải giám sát hằng ngày.

Những loại rau phù hợp với mô hình Aquaponics: rau diếp, xà lách, basi…

Nên chọn mô hình trồng rau sạch trong nhà kính hay nhà lưới?

Hiện nay, để tăng năng suất, người trồng đã áp dụng thêm phương pháp trồng rau trong nhà kính hoặc nhà lưới. Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng:

Mô hình nhà kính

Ưu điểm: Nhà kính được cấu tạo bằng kết cấu khung đỡ và bao xung quanh bằng mái kính hoặc vật liệu composite. Mô hình trồng rau nhà kính được áp dụng tại các nước phát triển với việc ứng dụng công nghệ cao như cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống tưới, làm mát… Từ đó, hạn chế các tình huống tiêu cực của thời tiết hay côn trùng cắn phá.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư nhà kính rất cao, bù lại sản phẩm sẽ đạt chất lượng theo tiêu chuẩn EU.

Mô hình nhà lưới

Ưu điểm: Mô hình nhà lưới thường được cấu tạo từ khung đỡ và bao xung quanh bằng các loại lưới. Chi phí đầu tư thấp là một trong những ưu điểm lớn của mô hình này

Nhược điểm: Mô hình trồng rau nhà lưới phụ thuộc vào điều kiện khí hậu tự nhiên, khả năng chống chọi với thời tiết xấu thấp. Do vật liệu bằng lưới nên hiệu quả chống chọi côn trùng cũng thấp.

Mỗi mô hình trồng rau sạch trên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Quý vị nên tìm hiểu và áp dụng các loại mô hình này phù hợp với điều kiện thực tế để cho ra những sản phẩm rau sạch, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa giúp nâng cao năng suất canh tác nông nghiệp.

Trồng rau sạch tại nhà theo mùa

1. Trồng rau sạch tại nhà theo mùa xuân (tháng 1 – tháng 3)

Vào mùa xuân, thời tiết trở nên ấm áp và ẩm ướt hơn với những đợt mưa xuân lác đác, lây phây tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Nếu thời tiết tháng 1 dương lịch còn chút se se lạnh và theo dự báo có thể lạnh sang hết tháng 2 thì chúng ta có thể trồng những loại rau thuộc họ cải như cải cúc, cải ngọt, cải bó xôi, cải mơ, hoặc cà chua, dưa chuột, bầu bí. 

Ngược lại, nếu thời tiết ấm áp ngay từ tháng 1 thì quý vị có thể trồng được những loại rau mùa hè để có thể ăn sớm như rau dền đỏ, dền xanh, mùng tơi. 

2. Trồng rau sạch tại nhà theo mùa hè (tháng 4 – tháng 6):

Thời tiết trong khoảng từ tháng 4 – tháng 6 thường khá nóng nực, oi bức. Do đó, quý vị cần trồng các loại rau, củ, quả có khả năng chịu nhiệt cao, dễ trồng, có thể trồng ngoài trời mà không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Ví dụ, các loại họ nhà cải như cải ngọt, cải ngồng, cải chíp. Tuy nhiên, trước khi trồng cải quý vị nên chú ý làm kỹ đất, tơi xốp, bón vót vôi để diệt trừ mầm bệnh trong đất. Ngoài ra, quý vị cũng có thể gieo mầm những loại rau củ thu hoạch ngắn hạn như rau ngót (cứ 20-25 ngày có thể hái ăn), dưa leo (1 tháng có thể thu hoạch), các họ đậu như đậu đũa, đậu cô ve, đậu xanh, đậu đen…(mất 2 tháng có thể thu hoạch). 

Tuy nhiên, do ánh nắng mùa hè quá nắng gắt và oi bức, quý vị cũng nên làm một phần mái che để giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời đến cây, giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Bên cạnh đó, cần cung cấp nước đầy đủ để cây phát triển đều đặn. 

3. Trồng rau sạch tại nhà theo mùa thu (tháng 7 – tháng 9)

Tương tự như mùa xuân, tiết trời mùa thu tương đối mát mẻ và dễ chịu. Vì thế, việc trồng rau sạch hay các loại củ quả vào mùa thu cũng dễ dàng hơn rất nhiều lần. Quý vị có thể lựa chọn tùy theo sở thích của mình và các thành viên viên trong gia đình. Những loại rau dễ trồng và thời gian sinh trưởng ngắn mà quý vị có thể tham khảo như rau muống, các loại rau thơm như húng quế, bạc hà, các loại họ nhà cải, họ nhà bí như bí ngòi, bí đao, bí đỏ…

4. Trồng rau sạch tại nhà theo mùa đông (tháng 10 – tháng 12)

Tháng 10 – tháng 12 thường rơi vào mùa mưa. Lúc này, nhiệt độ xuống thấp, khối không khí lạnh được tăng cường. Những loại rau sạch trồng trong thời điểm này cần là giống rau có khả năng thích ứng tốt với thời tiết, chịu được khí hậu khắc nghiệt.

Bên cạnh một số loại rau dễ trồng, dễ sinh trưởng, có thể phát triển quanh năm, quý vị có thể tham khảo thêm một vài loại rau chuyên được trồng vào mùa đông. Huongluxury đã tổng hợp cho quý vị danh sách các loại rau thường được trồng vào tháng 10 – tháng 12 gồm các loại rau họ nhà cải như cải thảo, cải bẹ dún, cải làn, cải mơ, cải cầu vồng; các loại củ như củ su hào, củ cải đỏ, củ dền đỏ, củ cải đường; các loại họ cà như cà chua bi, cà chua đen, cà rốt….

Hy vọng bài viết trên đã giúp quý vị chọn lựa được mô hình trồng rau sạch tại nhà phù hợp với gia đình. Chúc quý vị thực hiện thành công và đừng quên theo dõi Huongluxury thường xuyên quý vị nhé!

>>> Xem thêm: 

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam.