4 Cách phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa dịch bệnh cuối năm

Khi thời tiết biến động thất thường cũng là lúc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, sởi… có dịp hoành hành. Giữa tâm bão của bệnh nguy hiểm, làm thế nào bảo vệ những người thân yêu? Hãy cùng khám phá 4 cách phòng bệnh sau đây!

Vệ sinh phòng tắm

Các thông tin cơ bản về bệnh truyền nhiễm thường gặp

Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc…). 

Chúng có khả năng phát triển thành dịch rất nhanh chóng. Các bệnh truyền nhiễm điển hình bao gồm: bạch hầu, dịch hạch, bại liệt, cúm, sởi, ho gà, viêm gan B… Chu kỳ của bệnh truyền nhiễm thường gồm 5 quá trình: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục. 

Con đường lây lan bệnh truyền nhiễm là gì?

Mỗi một tác nhân gây bệnh sẽ có phương thức lây lan riêng từ người bệnh sang người lành. Thông thường là qua đường hô hấp, mầm bệnh từ người bệnh khi ho, hắt hơi như bệnh sởi, quay bị, cúm, nặng hơn là suy hô hấp… sẽ được phát tán ra không khí và truyền bệnh.  

Một số bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa, khi người lành ăn phải những thức ăn có nhiễm khuẩn hay qua tiếp xúc với các vật dụng dùng chung như ly tách, khăn, điện thoại… Một số bệnh có thể lây lan qua các vết đốt của côn trùng như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não… Nhìn chung, bệnh truyền nhiễm sẽ phân chia 5 nhóm lây truyền:

  • Lây theo đường máu

  • Lây theo đường tiếp xúc da và niêm mạc

  • Thông qua con đường tiêu hóa

  • Thông qua đường hô hấp

  • Lây nhiễm bằng nhiều đường khác nhau

Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường khác nhau

  • Bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật tác động nên gọi là mầm. Với mỗi bệnh truyền nhiễm sẽ do một mầm bệnh gây ra, một số trường hợp khác do nhiều loại mầm bệnh.

  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan qua một con đường, cũng có thể lây qua nhiều con đường.

  • Tốc độ phát triển bệnh sẽ theo từng giai đoạn và diễn ra kế tiếp nhau.

Điều trị bệnh truyền nhiễm

Đối với các bệnh truyền nhiễm sẽ cần điều trị đặc hiệu, triệu chứng, cơ chế sinh bệnh và chế độ chăm sóc dinh dưỡng. Trong đó, các loại thuốc sẽ được đưa vào nhằm diệt cơ chế gây bệnh, giảm triệu chứng và giúp người bệnh đỡ mệt mỏi hơn.

Song song, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cực kỳ quan trọng. Điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chăm sóc tốt sẽ giúp mau lành bệnh.

Cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Để phòng tránh bệnh truyền nhiễm, quý vị nên thực hiện các biện pháp sau:

1. Tiêm vắc-xin phòng bệnh

Đây là một phương pháp hiệu quả và an toàn mà mọi người nên thực hiện từ sớm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhờ đó, cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, giảm khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với dịch bệnh. Quý vị cần thực hiện việc tiêm phòng theo lịch được khuyến cáo cho từng độ tuổi và có thể tiêm nhắc lại khi có yêu cầu. Số lượng người tiêm phòng càng lớn thì tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng sẽ càng cao và các căn bệnh truyền nhiễm sẽ càng khó lây truyền. 

2. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm

Quý vị cần ăn chín, uống sôi, bảo quản thức ăn đã chế biến một cách hợp lý. Đặc biệt, cần tránh không để cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn và không dùng các dụng cụ chế biến đồ ăn sống chín lẫn lộn. Đây là các biện pháp phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…

3. Vệ sinh cá nhân thường xuyên 

Đây cũng là một biện pháp phòng tránh các căn bệnh truyền nhiễm mà quý vị cần thực hiện thật nghiêm túc. Quý vị hãy rửa tay thật sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên để virus không có cơ hội phát tán. Ngoài ra, quý vị nên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, mắc màn khi ngủ cả vào ban ngày để phòng tránh mầm bệnh lây qua đường côn trùng.  

4. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ là điều cần thiết để tránh sự lây lan các căn bệnh về tiêu hóa, sự xuất hiện của muỗi, côn trùng gây bệnh… Quý vị cần loại bỏ những nơi thiếu vệ sinh, chỗ trú ngụ và sinh sản của muỗi. Rác thải cần được thu gom và xử lý triệt để. Đặc biệt, khu vực nhà vệ sinh cần được làm sạch cẩn thận nhất bằng những chất tẩy rửa chuyên dụng để tránh lây bệnh truyền nhiễm. 

Theo Huongluxury, quý vị nên chọn nước tẩy bồn cầu và nhà tắm Vim. Với công thức diệt khuẩn Sodium Hypochlorite có khả năng tấn công hóa học vào protein của tế bào vi khuẩn, phá hủy tế bào và diệt khuẩn hiệu quả, có khả năng diệt cả virus (siêu vi), nước tẩy bồn cầu và nhà tắm Vim có khả năng diệt sạch 99,9% vi khuẩn gây bệnh, tẩy sạch các vết bẩn hữu cơ trong bồn cầu, giúp vi khuẩn trong còn nơi trú ngụ. Công thức không chứa acid như các sản phẩm tẩy rửa thông thường khác của nước tẩy bồn cầu và nhà tắm Vim đảm bảo không ăn mòn các bề mặt gạch hay bồn cầu. 

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất cũng như giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm lây lan mà Huongluxury chia sẻ với quý vị. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và các thành viên khác, điều đầu tiên là hãy đảm bảo vệ sinh cho ngôi nhà thân yêu của mình, quý vị nhé!

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .