4 Dấu hiệu bệnh tay chân miệng cần cho trẻ nhập viện ngay

Bệnh tay chân miệng lây lan mạnh mẽ ở trẻ em, nguyên nhân là do nhiều cha mẹ vẫn chưa nhận biết được các dấu hiệu phát bệnh tay chân miệng. hãy cùng Huongluxury điểm qua 4 dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ để có thể phát hiện bệnh sớm nhất nhé.

Gia đình

Bệnh tay chân miệng lây qua con đường gì?

Câu hỏi “Bệnh tay chân miệng có lây không” là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh lần đầu làm mẹ. Bệnh tay chân miệng lây qua con đường tiếp xúc với vi khuẩn Coxsackievirus và Enterovirus. Trong đó, bệnh tay chân miệng do chủng virus Enterovirus sẽ gây đến những biến chứng nặng nề và nguy hiểm không.

Những trẻ dưới 3 tuổi sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Do độ tuổi này trẻ luôn bị kích thích và khám phá môi trường xung quanh thông qua các hoạt động trườn, bò, đi,… Bên cạnh đó, môi trường đi học, chơi đùa tại các khu vui chơi chung sẽ làm bé tiếp xúc với virus gây bệnh nhiều nhất. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh tay chân miệng hằng năm.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể diễn ra đều đặn quanh năm. Nhưng thời điểm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và lây nhiễm nhanh là vào giai đoạn 

Các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ tuy không nguy hiểm và thường bị đẩy lùi sau  7 – 10 ngày. Nhưng nếu không phát hiện sớm các dấu hiệu phát bệnh, tình trạng bệnh có thể sẽ có biến chứng nguy hiểm hơn. Các vết thương sẽ đau hơn, cách chăm sóc sai lầm làm bệnh kéo dài thậm chí là trở nặng đến tử vong. Vì vậy, bố mẹ cần ghi nhớ kỹ các dấu hiệu quan trọng sau đây nhé:

1. Quấy khóc dai dẳng kéo dài

Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15 – 20 phút lại dậy quấy khóc. Nhiều cha mẹ lầm tưởng do bé bị đau bởi các vết lở miệng li ti, nhưng thực chất là đây tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm do bệnh tay chân miệng ở trẻ gây ra.

2. Sốt cao không hạ

Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt Paracetamol, gây ảnh hưởng đến thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn, đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

3. Giật mình

Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang vui chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

4. Phát mụn nhỏ li ti

Nhiều bậc phụ huynh thường lầm tưởng đây là dấu hiệu trẻ sốt phát ban. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rõ, đặc biệt là vào thời điểm dịch bùng phát. Các khu vực gần nhà, trường học của trẻ nếu có trường hợp bị bệnh tay chân miệng thì khả năng cao con quý vị đã nhiễm dịch bệnh tay chân miệng.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng

1. Cách ly bé

Khi quý vị phát hiện trẻ có dấu hiệu tay chân miệng, nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định đúng bệnh. Nếu con được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng thì ba mẹ cần cho bé cách ly ở trong phòng để phòng bệnh tay chân miệng lây lan tạo nên ổ dịch.

2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Để giúp bé nhanh khỏi bệnh mẹ cần có chế độ hỗ trợ điều trị phù hợp, cho bé ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.

  • Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho bé bú như bình thường và tăng số lần cho bé bú.

  • Cho bé ăn những món bé thích. Thức ăn cần được làm mềm mịn, lỏng giúp bé không bị đau miệng. Một số loại thực phẩm nên cho trẻ ăn như cháo, súp, sữa chua, sữa, phô mai,…

  • Khi bị tay chân miệng bé có thể ăn ít hơn bình thường vì vậy mẹ cần chia nhỏ bữa ăn để giúp bé ăn được nhiều hơn. Nếu bé không muốn ăn nữa thì quý vị không nên ép buộc. Cho bé uống 1 ly sữa để bù vào.

  • Tăng cường cho bé uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây để bổng sung vitamin.

  • Sau khi ăn cho bé súc miệng bằng nước muối.

3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ

Khi trẻ bị tay chân miệng điều quan trọng nhất là mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé. Tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn. Nhẹ nhàng tắm cho bé để không làm tổn thương da, phòng tắm cần phải kín gió.

Bé cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để giảm bớt sự lây lan. Vật dụng ăn uống hàng ngày của bé nên được tiệt trùng và không sử dụng chung. Quần áo, đồ chơi của bé cần sát khuẩn bằng nước sôi hoặc các dung dịch sát khuẩn. Quý vị cũng cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bé.

4. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, tiệt trùng các khu vực trẻ tiếp xúc

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, trong thời kỳ điều trị bệnh, quý vị nên thường xuyên lau dọn nhà cửa. Đặc biệt quan tâm các khu vực mà trẻ chơi đùa, tiếp xúc mỗi ngày. Những khu vực đó cần được tiệt trùng để hạn chế khả năng bùng phát, lây lan đến các bé khác trong nhà.

Sàn nhà là ổ vi khuẩn lớn mang đến mầm bệnh cho bé, phải được lau sạch thường xuyên. Huongluxury khuyên quý vị nên lựa chọn sản phẩm Sunlight lau sàn hương hoa thiên nhiên. Đây là dòng sản phẩm được nhiều gia đình Việt tin dùng, đã được Viện da liễu trung ương kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn cho da. Trẻ có thể thoải mái chơi đùa trên sàn nhà mà không lo bị dị ứng, đặc biệt là đối với làn da vốn nhạy cảm của bé.

Sản phẩm dịu nhẹ với chiết xuất thiên nhiên từ trà trắng và bột phấn, nồng độ pH thấp (pH=7), không chứa chất tạo màu nên rất an toàn cho làn da. Sunlight lau sàn hương hoa thiên nhiên hoạt động hiệu quả trên mọi loại sàn nhà, đánh bay các vết bẩn chỉ sau một lần lau. Vi khuẩn gây bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ dàng bị tiêu diệt, bảo vệ con quý vị trước các tác nhân gây bệnh khác trong thời kỳ điều trị.

Khi trẻ nhà quý vị mắc các dấu hiệu kể trên, cần đưa bé đến ngay bệnh viện. Bệnh tay chân miệng ở trẻ tuy là có khả năng đẩy lùi trong vòng 10 ngày, nhưng không có thuốc đặc trị. Vì vậy, quý vị cần thực hiện đúng theo yêu cầu của bác sĩ để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Đừng quên dọn dẹp nhà cửa, tẩy trùng các khu vực khuất trong nhà để tránh lây lan đến các thành viên khác. Chúc bé nhà quý vị mau chóng khỏi bệnh.

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .