4 Sai lầm khi chăm sóc trẻ làm bệnh tay chân miệng trở nên trầm trọng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ đã trở thành dịch bệnh nguy hiểm mỗi năm. Ngay cả khi trẻ đã được đưa đến các trung tâm y tế để điều trị. Nhưng nếu ba mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hôm nay, hãy cùng Huongluxury điểm qua 4 cách chăm sóc trẻ sai lầm mà nhiều phụ huynh thường xuyên mắc phải nhé.

Gia đình

#1. Vệ sinh cho trẻ sai cách

Trẻ mắc bệnh này trong miệng thường có những tổn thương dạng phỏng nước, khi vỡ ra tạo thành vết lở loét. Khi điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, nhiều mẹ dùng muối, chanh để sát trùng khiến da trẻ càng tổn thương nhiều hơn. Hay như quan niệm trẻ cần phải kiêng tắm gội. Thật ra nếu kiêng như vậy sẽ làm cho trẻ khó chịu hơn, vì bị ngứa và có thể gây nên nhiễm trùng da đi kèm.

Lưu ý quan trọng nhất là khi tắm cho trẻ nên ở phòng kín, không dùng xà phòng, tránh làm vỡ nốt phỏng, làm các vết loét nặng hơn và tăng nguy cơ bị bội nhiễm. Sau khi tắm nên sử dụng các thuốc bôi như betadine sát khuẩn. Ngoài ra, quý vị cần vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước vì có tác dụng làm sạch miệng.


#2. Cho trẻ ăn kiêng không khoa học

Trẻ bị tay chân miệng với những mụn nước ở miệng làm trẻ đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên trẻ rất lười ăn. Nhiều người lại cho trẻ ăn kiêng quá mức, tránh các loại đồ tanh làm trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, sức đề kháng giảm. Cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Lưu ý thức cần được làm mềm như cháo, bột vì thức ăn cứng dễ làm đau rát miệng.

Không ép trẻ uống các loại nước vị chua hoặc quá nóng làm trẻ đau họng thêm, chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ. Bố mẹ không nên mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa…


#3. Không cách ly khi trẻ bệnh

Virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, họng, chất dịch từ mụn nước… của người bệnh. Tuy nhiên, có nhiều gia đình vẫn cho trẻ đến lớp, chơi với trẻ khác khi bé có dấu hiệu bệnh, dẫn tới dịch lây lan rộng hơn.

Trẻ bị tay chân miệng cần được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Một số trường hợp, nhiều phụ huynh nhầm bệnh tay chân miệng với loét miệng nên bé được điều trị muộn. Nếu là viêm loét miệng bình thường, các vết loét thường nhỏ, xuất hiện ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi. Khi có bọng nước, lại xuất hiện các triệu chứng nặng như nôn ói, sốt cao khó hạ… Huongluxury khuyên quý vị cần đưa trẻ vào viện ngay.


#4. Không vệ sinh nhà cửa mỗi ngày

Khi trẻ đã được chuẩn đoán của bác sĩ về bệnh tay chân miệng, và đang trong thời gian điều trị bệnh tại nhà. Ba mẹ phải vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, nhất là các khu vực mà trẻ thường xuyên sinh hoạt. Việc này giúp trẻ có được môi trường sống trong lành, sạch sẽ nhất. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại chưa quan tâm đến vấn đề này, dẫn đến bệnh tay chân miệng ở trẻ kéo dai dẳng, lâu khỏi.

Nhất là đối với sàn nhà, bởi có nhiều người ra vào và đi lại nên đây là nơi chứa ổ vi khuẩn, mầm bệnh, trẻ cần tránh tiếp xúc. Quý vị cần thường xuyên lau sàn hai lần vào buổi sáng tối mỗi ngày để đảm bảo sàn nhà luôn sạch sẽ. Không nên lau nhà bằng nước lạnh mà hãy sử dụng nước lau sàn chuyên dụng. Trong giai đoạn này, da của trẻ vẫn còn nhạy cảm, bởi thế các mẹ cần lựa chọn loại nước lau sàn không gây kích ứng.

Điển hình như dòng sản phẩm Sunlight lau sàn hương hoa thiên nhiên được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có nồng độ pH thấp (=7), không chứa chất tạo màu, dịu nhẹ cho da. Nên rất an toàn cho da của trẻ và không gây hại đến môi trường khi sử dụng. Sản phẩm đã được Viện da liễu trung ương kiểm nghiệm và công nhận an toàn cho da, các quý vị có thể hoàn yên tâm cho sức khỏe của bé.

Sunlight lau sàn hương hoa thiên nhiên với thành phần chiết xuất từ trà trắng và bột phấn giúp quý vị đánh bay vết bẩn tối ưu, hoạt động hiệu quả trên mọi loại sàn nhà. Chỉ sau một lần lau chùi, sàn nhà sẽ sạch bong, mọi vết bẩn được diệt sạch nhanh chóng.

Với 4 sai lầm kể trên, Huongluxury mong ba mẹ có cái nhìn đúng hơn khi phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, nếu bậc phụ huynh nào còn biết thêm các cách hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, hãy chia sẻ với Huongluxury nhé. Chúc bé nhà quý vị mau hết bệnh.