4 Việc mẹ nên làm để cải thiện tình trạng hăm da của bé

Hăm da, da bị nổi mẩn đỏ quanh các khu vực có nếp gấp như bẹn, nách… là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Làm sao để cải thiện tình trạng hăm da nhanh chóng? Cùng theo dõi bài viết để tìm ra cách khắc phục hữu hiệu nhất!

Gia đình

Nguyên nhân gây ra tình trạng hăm da của trẻ vào mùa đông

Mặc dù, thời tiết mùa đông khô lạnh nhưng đây cũng là thời điểm mà trẻ thường bị hăm da nhiều nhất, do nhiều nguyên nhân như:

  • Da không được lưu thông không khí, bị ma sát mạnh với vải quần áo: Điều này bắt nguồn từ cách chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sai cách của nhiều bố mẹ. Do lo sợ con bị lạnh, rét, nhiều ba mẹ thường cho con mặc rất nhiều quần áo vào mùa đông. Điều này vô tình gây nên tình trạng bí bách cho da, khiến da bị mẩn đỏ, lâu ngày gây ra hiện tượng hăm da ở trẻ.

  • Da thiếu độ ẩm: Mùa đông cũng là mùa nhạy cảm đối với trẻ, đặc biệt vào những ngày hanh khô. Do thiếu độ ẩm, da bé cũng rất dễ bị nổi mẩn vào thời điểm này.

  • Mồ hôi, nước tiểu và các chất thải bám trên da cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm da và nổi mẩn đỏ. Rất nhiều trẻ em bị rơi vào tình trạng này. Do thói quen sử dụng tã và bỉm trong thời gian dài, vùng da nhạy cảm của bé thường xuyên phải tiếp xúc với các chất bẩn, gây ra tình trạng da bị nổi mẩn do vi khuẩn xâm hại.

  • Bị nhiễm trùng, nấm: Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng trẻ bị hăm da đó chính là nấm. Các vi khuẩn ký sinh trên da gây ra hiện tượng mẩn đỏ, ngứa và rất khó chịu đối với trẻ.

  • Dị ứng với các sản phẩm giặt tẩy: Sử dụng các sản phẩm giặt tẩy không an toàn, chứa thành phần hóa học cao cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị hăm da và bị nổi mẩn. Do da trẻ rất nhạy cảm nên không thể chịu được những tác động mạnh từ các chất này.

Những ảnh hưởng của tình trạng hăm da đến sức khỏe và sự đề kháng của bé

Nhiều bố mẹ cho rằng hăm da chỉ là hiện tượng khá bình thường ở trẻ và trẻ nào cũng có thể bị mắc. Điều này là hoàn toàn sai. Việc bị hăm da với mức độ nặng có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho trẻ mà chính ba mẹ không thể lường trước được.

  • Nhiễm trùng da: Hiện tượng hăm da nếu kéo dài có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, xâm lấn và ảnh hưởng đến các vùng da bị hăm, gây ra nhiễm trùng da, mẩn đỏ và gây ngứa kéo dài.

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Do hăm da thường nằm ở các vị trí đặc trưng như bẹn dễ gây viêm đường tiết niệu. Khi vi khuẩn lây lan và tấn công ngược lên đường tiết niệu có thể gây ra những khó khăn và đường tiểu của trẻ, gây tiểu khó, tiểu buốt hoặc tiểu dắt.

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này: Biến chứng của  hăm da không hề đơn giản và chúng hoàn toàn có thể gây ra tình trạng vô sinh ở trẻ sau này. Biểu hiện rõ nhất: Bé trai bị viêm hạch bẹn, viêm tinh hoàn; bé gái bị viêm âm đạo… 

  • Tiêu hóa không tốt, kém phát triển: Do bị ảnh hưởng từ hăm da, trẻ sẽ biếng ăn và hay quấy khóc hơn, điều này gây ra hiện tượng sụt cân ở trẻ, khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

4 Điều mẹ nên làm để cải thiện tình trạng hăm da của bé 

1. Sử dụng kem chống hăm

Đây là cách hữu hiệu và cực kỳ đơn giản. Ba mẹ có thể ra hiệu thuốc để xin tư vấn của các y, dược sĩ để chọn cho bé những loại kem chống hăm lành tính, an toàn. Thường xuyên thoa kem chống hăm cũng giúp trẻ cải thiện tối đa tình trạng hăm da và nổi mẩn.

2. Lựa chọn các sản phẩm giặt tẩy lành tính

Vì da của trẻ rất nhạy cảm nên ba mẹ cũng nên lưu ý chọn lựa những sản phẩm giặt tẩy có nguồn gốc thiên nhiên, dịu nhẹ và an toàn với da của bé. Những sản phẩm như vậy sẽ ít gây tác động đến da của bé hơn, và ít gây ra hiện tượng hăm da ở trẻ.

Một trong những sản phẩm mẹ bố mẹ nên tham khảo đó chính là nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ.  Với nhiều công dụng tối ưu, nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ giúp quần áo luôn thoáng khí, dễ thoát mồ hôi nhanh hơn và không bị bí hơi, giúp mẹ yên tâm trong việc ngăn ngừa tình trạng hăm da cho bé vào mùa đông. Đặc biệt, với hương thơm dịu nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể an tâm vì bé vẫn luôn thơm tho mà không bị nguy hại bởi chính lớp áo quần mình mặc.

3. Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên: dầu dừa, lá thảo dược

Bố mẹ cũng nên tìm đến các giải pháp thiên nhiên như dầu dừa và lá tắm cho trẻ sơ sinh để hạn chế tình trạng hăm da ở trẻ.

Sử dụng lá ổi, lá mướp đắng hay trà xanh để tắm rất tốt cho trẻ, vừa có tác dụng làm mát da, các loại lá này còn ngăn ngừa tình trạng nấm và vi khuẩn gây bệnh trên da ở trẻ. Sau khi tắm ba mẹ cũng có thể sử dụng dầu dừa để thoa đều trên da bé. Vừa giúp làm mềm da, dưỡng chất từ dầu dừa cũng phát huy tối ưu công dụng ngăn ngừa hăm da ở trẻ.

4. Dùng sữa mẹ

Đây là cách điều trị vô cùng độc đáo từ chính nguồn sữa của mẹ. Mẹ có thể sử dụng sữa của mình, chỉ vài giọt thôi, thoa lên vùng da bị hăm của trẻ. Việc này diễn ra đều đặn có thể giúp cải thiện tối đa tình trạng hăm da.

Hăm da tưởng chừng đơn giản nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy hại cho trẻ. Trong bối cảnh thời tiết nhạy cảm như thế này, với nhiều tác động từ thời tiết và ngoại cảnh, ba mẹ nên đặc biệt chú tâm trong việc chăm sóc trẻ, hạn chế các tác nhân gây ra tình trạng da bị dị ứng và mẩn đỏ ở trẻ. Lưu ý thêm các gợi ý trên đây để giúp trẻ có một làn da luôn khỏe mạnh, để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .