5 Bề mặt vật dụng quý vị thường bỏ quên khi lau dọn

Hè là khoảng thời gian thời tiết hanh khô, thường xuất hiện những cơn mưa rào, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Để ngăn ngừa các bệnh mùa hè, việc đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ và thoáng đãng là điều vô cùng cần thiết. Trong ngôi nhà quý vị, đâu đó vẫn còn tồn tại những “ổ vi khuẩn” mà quý vị cần phải làm sạch. Đó là những bề mặt hay đồ vật gì? Cùng Huongluxury tìm hiểu nhé!

Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

1. Tay nắm cửa

Nguyên nhân do đâu mà tay nắm cửa lại nằm trong top những bề mặt chứa nhiều vi khuẩn nhất nhỉ? Đó là do tay nắm cửa chịu nhiều tiếp xúc nhất trong các thiết bị trong gia đình. Thử làm một phép tính nho nhỏ như thế này nhé, một ngày quý vị đi ra đi vào và chạm vào tay nắm cửa trên dưới 10 lần, gia đình có 4 người thì số lần tiếp xúc với tay nắm cửa sẽ là 40 lần/ngày. Chưa kể mức độ bám bẩn của mỗi bàn tay là khác nhau. Chính vì thế, quý vị đừng bỏ qua tay nắm cửa trong lúc làm vệ sinh nhà sạch nhé.

Quý vị có thể dễ dàng làm sạch tay nắm cửa với nước lau đa năng Cif. Dung dịch tẩy rửa đa năng này với rất nhiều tính năng ưu việt, có thể loại bỏ 99.9% vi khuẩn bám trên bề mặt vật dụng.

Quý vị có thể mua nước lau đa năng Cif tại ĐÂY


2. Thớt gỗ

Bề mặt thớt gỗ chứa nhiều vi khuẩn E.coli gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, nó có khả năng chứa nhiều vi khuẩn gấp hàng trăm lần so với gạch sàn nhà vệ sinh. Vì thế, thớt là vật dụng luôn nằm trong danh sách những bề mặt bẩn nhất cần được làm sạch hàng ngày. 

Thêm vào đó, việc sử dụng chung một chiếc thớt để cắt thực phẩm sống và thực phẩm chín sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình chuẩn bị thức ăn. Lời khuyên cho quý vị là nên sử dụng ít nhất 2 – 3 chiếc thớt cho những mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, quý vị nên thực hiện các cách làm sạch thớt thường xuyên để tránh bị nhiễm khuẩn.


3. Tủ lạnh

Mặc dù tủ lạnh bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp, việc lưu trữ thực phẩm sống và chín cùng nhau sẽ có thể làm tăng lây nhiễm chéo vi khuẩn. 

Rất nhiều loại vi khuẩn phát triển được ở điều kiện nhiệt độ thấp và không khí ẩm. Do vậy, sau khi lấy thực phẩm từ trong tủ lạnh ra, quý vị nên chế biến ngay lập tức. Bên cạnh đó, thực phẩm sau khi được lấy ra khỏi ngăn đá không nên đem đông cứng trở lại. 

Ngoài ra, quý vị cũng đừng quên thực hiện các cách khử mùi tủ lạnh và vệ sinh tủ lạnh thường xuyên nữa nhé. Mặt khác, việc chọn lựa và sử dụng các loại hộp nhựa đựng thực phẩm sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo các loại vi khuẩn khi để cùng không gian tủ lạnh.


4. Điều khiển TV

Quý vị có thói quen vừa ăn vừa xem TV không nhỉ? Nếu có thì không thể tránh khỏi việc điều khiển TV trở thành vật bám bụi và bám bẩn nhiều nhất trong nhà quý vị rồi. Dầu mỡ, vụn bánh cùng bụi bẩn tích tụ mỗi ngày sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. 

Cách tốt nhất để bảo vệ điều khiển TV là bọc nó trong túi nhựa để ngăn chặn sự tiếp xúc với dầu mỡ hay bụi bẩn. Với việc làm này, việc vệ sinh điều khiển ti vi cũng trở nên dễ dàng hơn. 

Khi quý vị làm vệ sinh nhà sạchlau chùi cửa kính, tay nắm cửa và bàn ghế, quý vị có thể “tiện tay” xịt một ít dung dịch nước tẩy rửa đa năng Cif lên vỏ ngoài của điều khiển và lau chùi nhanh chóng.


5. Tường phòng tắm

Mọi người thường chỉ chăm chăm làm vệ sinh tẩy bồn cầu và toilet mà quên mất rằng tường nhà tắm cũng là “ổ vi khuẩn” ngầm trong nhà. Độ ẩm trong nhà tắm và bụi bẩn sẽ nhanh chóng tạo thành “sân chơi” cho những vết nấm mốc và vi khuẩn. Do vậy, trong lúc làm vệ sinh nhà sạch, quý vị đừng quên lau chùi, làm sạch tường nhà tắm để không gian sống được trọn vẹn hơn nhé.


Chỉ cần thêm vài hành động nho nhỏ nữa trong quá trình vệ sinh nhà sạch nữa thôi là quý vị đã có thể tiêu diệt hầu hết mọi tác nhân gây bệnh rồi đấy. Mong rằng từ những chia sẻ trên, quý vị sẽ không còn bỏ quên những bề mặt ấy trong lúc lau dọn nhà nữa. Cảm ơn quý vị đã đồng hành cùng Huongluxury!

Xem thêm: