5 Lưu ý khi giặt quần áo cho người bị rôm sảy

Vào mùa nóng, da của trẻ dễ bị kích ứng và nổi mẩn ngứa, đặc biệt là rôm sảy. Nguyên nhân của bệnh có thể xuất phát từ thời tiết hoặc cũng có thể do thức ăn hoặc do quần áo giặt chưa sạch. Vậy khi trẻ bị rôm sảy ta nên giặt quần áo như thế nào để hạn chế bệnh phát triển nặng hơn? Dưới đây là 5 lưu ý khi giặt quần áo cho người bị rôm sảy quý vị cần lưu ý.

Gia đình

1. Không giặt chung quần áo người lớn và quần áo của trẻ

Quần áo người lớn có thể chứa những loại vi khuẩn gây hại đến sức khỏe bé. Bởi người lớn có phạm vi môi trường hoạt động rộng, vì thế vi khuẩn trên quần áo cũng đủ loại. Nếu chúng ta giặt chung quần áo trẻ sơ sinh với quần áo người lớn, bệnh rôm sảy của trẻ sẽ không giảm thiểu mà còn có thể chuyển hướng tệ hơn. Do vậy, quý vị nên phân loại và giặt riêng quần áo của bé với đồ của mọi người trong gia đình.

Quý vị cần để riêng ra những quần áo mà trẻ chưa mặc khi bị bệnh và không giặt chung với quần áo trẻ đã mặc trong quá trình bị rôm sảy. Điều này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn lây lan sang toàn bộ đồ dùng của trẻ. Hãy cho trẻ mặc một số lượng đồ nhất định và nên nhớ thường xuyên giặt chúng để quần áo trẻ luôn trong trạng thái sạch sẽ và thoáng mát nhất.


2. Dùng bột giặt dành riêng cho trẻ em

Nếu quý vị sử dụng những loại bột giặt thông thường để giặt quần áo cho trẻ trong thời gian bị rôm sảy thì có thể khiến cho việc hồi phục của bé lâu hơn. Vì bột giặt thông thường có thể dễ gây mẫn cảm với làn da của bé, khiến da bé nổi mẩn đỏ bị ngứa ngáy. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên chọn những loại bột giặt dành riêng cho trẻ em. Loại ít hoặc không có mùi thơm và độ giặt tẩy không quá cao được khuyến khích nên dùng cho các bé.


3. Giặt bằng nước lạnh

Các bà mẹ thường cho rằng giặt quần áo của bé bằng nước ấm sẽ dễ sạch các vết bẩn hơn và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm nhận chủ quan qua thị giác và cảm nhận đó hoàn toàn có thể gây nguy hại cho làn da của con trẻ.

Khi giặt bằng nước ấm, nhờ sự kích thích có từ độ ấm tạo ra một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại dễ dàng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Sử dụng nước lạnh giặt quần áo bé để ức chế sự hình thành của vi khuẩn, hạn chế sự thâm nhập của chúng vào làn da của trẻ, giúp cho việc điều trị rôm sảy dễ dàng hơn. Quần áo của bé phải giặt thật sạch, tránh xà phòng vẫn còn dính trên quần áo có thể gây hại cho da bé.


4. Dùng nước xả vải dành riêng cho bé

Khi bị rôm sảy, để bé luôn được thoải mái thì mẹ phải thay quần áo ra sau mỗi lần bé ngủ dậy. Với tần suất thay đổi cao như vậy, quần áo dễ bị khô ráp, sờn rách, không giữ được độ đàn hồi tự nhiên trong từng sớ vải. Do tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng mặt trời và chất giặt tẩy. Việc sử dụng chất xả vải là điều cần thiết để quần áo của bé luôn mềm mại, thơm mát. Mẹ nhớ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ, đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm và chứng nhận nhé.


5. Phơi ngay sau khi giặt

Sau khi giặt xong quần áo của trẻ, quý vị không nên để như vậy sau một đêm ngủ dậy mới đem quần áo đi phơi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn trong môi trường ẩm ướt. Quý vị nên phơi ngay quần áo của bé sau khi giặt xong. Hãy chọn nơi có nhiều nắng để phơi quần áo, vì ánh nắng sẽ giúp cho việc diệt vi khuẩn trên quần áo được hiệu quả hơn.

Hy vọng với những lưu ý về cách giặt quần áo cho người bị rôm sảy kể trên, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ hạn chế tối đa việc lây lan và kéo dài của bệnh. Đồng thời có thể bảo vệ cho làn da của bé tốt hơn. Chúc bé nhà quý vị nhà quý vị luôn khoẻ mạnh nhé.