5 Lưu ý về bệnh viêm phổi ở trẻ em ba mẹ nên chú ý

Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. May mắn thay, căn bệnh này có thể ngăn ngừa và điều trị được. Do đó, điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là phải hiểu và nhận biết các cách ngăn ngừa và những dấu hiệu của viêm phổi để tránh các biến chứng có thể mang lại. Vì thế, để có thể bảo vệ cho trẻ nhà mình một cách tốt nhất, hãy cùng Huongluxury tìm hiểu ngay 5 lưu ý sau đây về bệnh viêm phổi ở trẻ thông qua bài viết dưới đây nhé.

Gia đình

Làm cách nào để biết trẻ bị viêm phổi

Bệnh viêm phổi ở trẻ có các dấu hiệu ủ bệnh thường giống như nhiều loại bệnh về đường hô hấp thông thường khác. Cho nên, rất nhiều trường hợp đáng tiếc bởi không chữa trị kịp thời mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu trẻ có các dấu hiệu bên dưới, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra nhé.

  • Khó thở

  • Sốt nhẹ 38,5 C hoặc thấp hơn

  • Cảm giác khó chịu

  • Triệu chứng cúm hoặc cảm lạnh như như đau họng, ớn lạnh, đau đầu

  • Ho khô và thường xuyên

  • Thở nhanh với âm thanh khò khè

  • Đau bụng

  • Tức ngực

  • Chóng mặt và ớn lạnh

  • Nôn

  • Chất nhầy lẫn máu hoặc có màu xanh lá cây khi nôn

  • Bú kém (ở trẻ sơ sinh) và giảm sự thèm ăn (ở trẻ lớn hơn)


Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm phổi

Bệnh viêm phổi ở trẻ dù đang được điều trị và chăm sóc bởi bác sĩ vẫn có thể bị những biến chứng nguy hiểm dẫn đến ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi, khi sức đề kháng của trẻ rất yếu nên rất dễ xảy ra các biến chứng dưới đây:

  • Trẻ không thở được do bệnh trở nặng: Lúc này, cha mẹ cần yêu cầu ngay với trung tâm y tế cho trẻ thở máy oxy để hỗ trợ hệ thống hô hấp của trẻ.

  • Phổi bị ép xe, viêm mủ: Thông thường bác sỹ sẽ yêu cầu gia đình cho trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị viêm mủ bên trong phổi. Hoặc nếu tình hình không tốt thì trẻ cần phải làm phẫu thuật để loại bỏ khu vực bị ép xe.

  • Có nhiễm khuẩn huyết: Trong giai đoạn bị bệnh viêm phổi ở trẻ em, các loại vi khuẩn có thể lây lan từ phổi sang các cơ quan khác dẫn đến những bệnh liên quan. Cha mẹ cần phải tiệt trùng mọi vật dụng của trẻ để đảm bảo cách ly trẻ trước các yếu tố gây hại bên ngoài môi trường

  • Tràn dịch màng phổi ở trẻ: Đây là bệnh trạng phổ biến nếu tình hình bệnh của trẻ trở nặng và cần được thải chất dịch tràn bên trong phổi ngay lập tức.


Các xét nghiệm cần thiết cho trẻ bị viêm phổi

Tuy trẻ có những dấu hiệu về bệnh viêm phổi, nhưng trong lúc con trẻ nhà mình đau đớn rất dễ làm cha mẹ rối trí và không thể làm chủ được tâm lý. Từ đó thông báo bệnh tình không chính xác đến cho bác sỹ chuẩn đoán và điều trị. Cho nên, lúc này cha mẹ cần bình tĩnh và cùng bác sỹ làm các xét nghiệm sau để chuẩn đoán chính xác bệnh tình của trẻ nếu được yêu cầu.

  • Lắng nghe âm thanh tanh tách từ hơi thở của trẻ – Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh viêm phổi ở trẻ

  • Nếu dấu hiệu của trẻ chưa rõ ràng thì sẽ phải trải qua các xét nghiệm như X-ray, thử máu, thử đờm và xung oxy.

  • Ngoài ra, để xác định rõ trẻ có bị các bệnh trạng liên quan do nhiễm khuẩn, bác sỹ cũng sẽ yêu cầu gia đình cho trẻ chụp CT scan ngực và xét nghiệm dịch màng phổi.


Các cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi tại nhà

Khi các dấu hiệu của bệnh viêm phổi không phải là nghiêm trọng, trẻ có thể được bệnh viện cho phép điều trị bằng thuốc tại nhà. Lúc này trẻ đã có thể được thực hiện các hoạt động thông thường như khi trẻ chưa bị bệnh. 

Tuy nhiên, Huongluxury vẫn khuyên gia đình cần cho trẻ ở nhà và cách ly với các môi trường ô nhiễm bên ngoài. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chăm sóc cho trẻ theo các cách bên dưới để hỗ trợ phục hồi bệnh tốt hơn nhé.

  • Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng, bao gồm súp, nước để thanh lọc các độc tố trong cơ thể.

  • Sử dụng một miếng khăn ấm để trên vùng ngực khi trẻ có các dấu hiệu đau tức ngực.

  • Cha mẹ luôn phải cho trẻ uống thuốc đầy đủ liều lượng theo yêu cầu của bác sỹ để đảm bảo rằng vi khuẩn là hoàn toàn tận diệt.


Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ sẽ tái phát

Tuy trẻ đã được điều trị bệnh viêm phổi, uống thuốc theo liều lượng của bác sỹ, nhưng nếu cha mẹ không phòng ngừa bệnh cho trẻ thì tình trạng tái phát bệnh vẫn sẽ xuất hiện. Do đó, cha mẹ cần thực hiện các công việc sau để bảo vệ trẻ thật tốt nhé.

  • Luôn rửa tay cho trẻ trước khi vui chơi, ăn uống hoặc từ bên ngoài về nhà.

  • Trẻ cần được chích ngừa để ngăn ngừa nhiễm trùng từ các loại vi khuẩn gây bệnh khác. Bởi các bệnh về đường hô hấp có tới hơn 200 loại vi khuẩn có thể gây ra ở trẻ nhỏ.

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ bằng cách cho ngủ đủ giấc, tập thể dục đầy đủ và có một chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Trong giai đoạn 6 năm đầu đời, mẹ cần cho trẻ sử dụng vật dụng ăn uống của riêng biệt và tuyệt đối không được sử dụng chung đồ dùng của người lớn nếu trẻ đã từ được điều trị bệnh viêm phổi nhé.

Thông thường, các loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi sẽ tiềm ẩn rất nhiều thông qua các dụng cụ ăn uống. Cho nên, cha mẹ cần có một loại nước rửa an toàn và phù hợp, đảm bảo diệt sạch các loại vi khuẩn gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Huongluxury khuyên cha mẹ hãy sử dụng nước rửa chén Sunlight Diệt Khuẩn để làm sạch và loại trừ triệt để các loại vi khuẩn gây hại trên đồ dùng ăn uống của trẻ. 

Sunlight Diệt Khuẩn mang đến khả năng tẩy rửa mạnh mẽ, đảm bảo đánh bay mọi vết bẩn, dầu mỡ cứng đầu bám trên chén đĩa, đũa muỗng hoặc đồ chơi của trẻ dễ dàng chỉ sau một lần tẩy rửa. Nước rửa chén này có thể tiêu diệt đến 99.9% các loại vi khuẩn gây hại cho trẻ, điều này chính là nhờ thành phần của nó có chiết xuất Chanh và Bạc Hà vốn được biết đến là những chất diệt khuẩn tự nhiên.

Hy vọng với 5 lưu ý về bệnh viêm phổi ở trẻ em được Huongluxury sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm khi chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ. Bởi các bệnh về đường hô hấp thường có những biến chứng phức tạp và có dấu hiệu khá giống nhau. Cho nên, cha mẹ cần cho trẻ đến trung tâm ý tế ngay khi có các dấu hiệu để có thể điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm.