5 Nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng ngày càng nặng hơn

Ngăn ngừa, phòng bệnh tay chân miệng đúng cách sẽ giúp ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Tuy nhiên để phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả cao, trước hết chúng ta cần biết được những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng. Từ đó có biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa hợp lý.

Gia đình

1. Không cho trẻ rửa tay thường xuyên

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ cần cho bé rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa virus gây bệnh lây lan. Khi trẻ tiếp xúc với dịch mũi, họng, nước bọt,… của người bệnh sẽ bị lây bệnh trực tiếp. Nhiều gia đình nghĩ con mình chỉ chơi ở trong nhà không bị bụi bẩn nên không rửa tay cho con thường xuyên. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi nên cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.


2. Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé

Vì sợ con đau nên nhiều cha mẹ đã không vệ sinh răng miệng cho con khi trẻ bị tay chân miệng. Đây là hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm. Ba mẹ cần vệ sinh cho bé bằng nước muối sinh lý để phòng bệnh tay chân miệng trở nên nặng hơn. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị bội nhiễm nha chu, nấm miệng,…


3. Vệ sinh đồ dùng cho trẻ sạch sẽ

Ngoài việc chú tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân cho bé thì mẹ cần quan tâm đến đồ dùng của. Đặc biệt là chén dĩa vì chúng tiếp xúc trực tiếp với tuyến nước bọt của bé. Nếu quý vị để chén dĩa của bé bẩn quá lâu mà không dọn rửa sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Bên cạnh đó, để hạn chế bệnh tay chân miệng ở bé, quý vị cần hạn chế cho bé dùng chung chén bát với những người xa lạ và sử dụng đồ chơi an toàn cho bé để bảo vệ sức khỏe cho bé tốt nhất.


4. Kiêng không tắm cho trẻ

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần phải được vệ sinh cơ thể cẩn thận và sạch sẽ hơn lúc bình thường. Kiêng gió, kiêng nước sẽ càng làm cho tình trạng bệnh tình của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, quý vị cũng cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bé như vitamin C qua rau xanh, hoa quả và các thực phẩm chức năng khác để trẻ nâng cao sức đề kháng, chóng khỏi bệnh.


5. Cho trẻ đi học, đến những nơi đông người

Vì nghĩ trẻ bị nhiễm bệnh ở thể nhẹ nên nhiều cha mẹ vẫn cho trẻ đến lớp đi học, đi chơi như bình thường. Chính việc làm này đã làm tăng nguy cơ lây lan sang cho những trẻ khác. Đồng thời việc điều trị chăm sóc không chuyên tâm cũng khiến bệnh của bé trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, để phòng bệnh tay chân miệng không lây lan rộng rãi, tốt nhất nên cách ly trẻ từ 7 – 10 ngày sau khi trẻ đã khỏi bệnh.

Bài viết trên đã giúp quý vị hiểu được thêm những nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng ngày càng nặng hơn khi điều trị tại nhà. Hy vọng với những kiến thức này, quý vị đã biết cách phòng bệnh tay chân miệng trở nặng hiệu quả cho bé nhà mình nhé.