5 Tác hại nguy hiểm của chất bảo quản thực phẩm cần lưu ý

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc nhiều với những loại thực phẩm và đồ uống khác nhau, hay các thành phần sản phẩm có chứa một số chất phụ gia. Theo đó, chất bảo quản thực phẩm được cho thêm vào trong thực phẩm ngày một nhiều hơn, nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của nó. Tuy nhiên, quý vị cũng nên nhớ rằng việc thêm vào chất bảo quản thực phẩm sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của quý vị và gia đình, nếu sử dụng trong thời gian dài.

Vệ sinh nhà bếp

Có bao nhiêu loại chất bảo quản thực phẩm?

Chất bảo quản thực phẩm tự nhiên

Đây là các thành phần được dùng để bảo quản nguyên trạng cho thực phẩm. Trong đó, thành phần hóa học của chất bảo quản thực phẩm này không thay đổi và chúng sẽ không hòa lẫn với những vật liệu tổng hợp khác.

Trong đại đa số các trường hợp, chúng có đặc tính chống oxy hóa, bởi chất này sẽ làm trì hoãn quá trình oxy hóa hoặc lão hóa. Việc này cũng tương tự như chất bảo quản cần thiết để trì hoãn quá trình oxy hóa của một loại thực phẩm nào đó và tăng thêm thời gian sử dụng. Một số chất bảo quản thực phẩm tự nhiên có thể kể đến như: đường, dầu, muối,… Bên cạnh đó, còn có các cách thức sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm như: làm lạnh, phơi khô, đóng hộp, lên men,…

Chất bảo quản thực phẩm hóa học hoặc nhân tạo

Việc sử dụng chất hóa học đang trở thành xu hướng trong các cách bảo quản thực phẩm gần đây. Chất bảo quản thực phẩm này sẽ được sử dụng để làm chậm quá trình hư hỏng cũng như nhiễm bẩn bên trong thực phẩm. Tuy nhiên, chúng được tổng hợp trong tự nhiên hoặc bằng phương pháp nhân tạo. Thường thì chất bảo quản này còn được gọi là “phụ gia” khi in trên bao bì sản phẩm. Do vậy, quý vị cần đọc thật kỹ thông tin và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trước khi sử dụng.


5 tác hại nguy hiểm của chất bảo quản thực phẩm cần lưu ý

  1. Một trong các tác hại đầu tiên phải kể đến của chất bảo quản thực phẩm chính là tác nhân của những căn bệnh về viêm phế quản, hen suyễn,… Người mắc những bệnh này khi dùng thực phẩm chứa nhiều phụ gia sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Người không bệnh khi dùng nhiều cũng khiến cơ thể dễ mắc bệnh, sức khỏe kém.

  2. Nguy cơ tử vong khi hóa chất bảo quản thực phẩm được đưa vào thức ăn không kiểm soát. Trong đó các chất như lưu huỳnh, foocmon,… khi đi vào cơ thể sẽ gây ngộ độc ở người.

  3. Việc dung nạp nhiều chất bảo quản thực phẩm nhân tạo sẽ làm suy yếu đi những mô ở tim. Việc này khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với người cao tuổi hoặc có bệnh tim.

  4. Thực phẩm chứa các chất phụ gia như BHT và BHA cũng sẽ dẫn đến các bệnh ung thư. Theo đó, BHT có ở trong các loại chất béo và ngũ cốc, còn BHA thì có trong thịt, khoai tây chiên, các món nướng khác nhau.

  5. Ngoài ra, chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây béo phì ở một số đối tượng, bởi thành phần có chứa axit béo trong những thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt trẻ em đang tuổi phát triển ăn nhiều thực phẩm có chất bảo quản sẽ bị ảnh hưởng cả sức lực và trí lực.

Việc loại bỏ chất bảo quản khỏi thực phẩm rất khó nhưng việc cắt giảm lượng phụ gia lại là điều dễ dàng. Vì thế, người tiêu dùng nên ăn ít chất bảo quản thực phẩm bởi sẽ gây nên những căn bệnh mãn tính khó lường. Sau cùng, quý vị nên đọc nhãn dán sản phẩm kỹ lưỡng trước khi mua để đảm bảo sức khỏe cho từng thành viên trong gia đình.

Xem thêm: cách bảo quản thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, cách bảo quản chuối chín trong tủ lạnh, bảo quản thức ăn đã nấu chín