Bé bệnh tay chân miệng thì nên kiêng gì?

Trước sự thay đổi của thời tiết, bé dễ bị bệnh hơn bình thường. Trong đó, tay chân miệng là căn bệnh phổ biến nhất ở bé khi giao mùa. Vậy ba mẹ đã biết cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả chưa? Và khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thì cần kiêng cử gì? Tham khảo bài viết dưới đây để biết được câu trả lời nhé.

Gia đình

Biểu hiện của bệnh là gì?

Sở dĩ có tên là tay chân miệng là bởi triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở tay, chân, miệng trẻ em. Trường hợp hay gặp nhất là bé bị nổi mẩn đỏ, da kích ứng và có nước trong mụn. Đây là bệnh có khả năng truyền nhiễm cao, có thể lây từ bé này sang bé khác. Vậy nên ba mẹ cần có cách phòng tránh cũng như ngăn chặn bệnh phát triển từ sớm.

Nguyên nhân gây bệnh

Cơ thể bé còn yếu, khả năng miễn dịch thấp dẫn đến việc các loại vi khuẩn dễ xâm nhập. Siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 là tác nhân gây bệnh tay chân miệng. Thời tiết nóng ẩm thất thường cộng với chế độ chăm sóc không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh.

Để phòng bệnh tay chân miệng bé cần kiêng gì?


1. Kiêng đồ ăn cay nóng

Một chế độ ăn uống hợp lý có thể phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả. Không nên cho bé ăn các loại thực phẩm cay nóng gây nóng cơ thể. Thay vào đó, bố mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng sữa bột hay sữa chua sẽ cho bé. Nên cho bé ăn uống hợp vệ sinh, tránh những thức ăn không rõ nguồn gốc. Tăng thực phẩm xanh, giàu vitamin, chất xơ để tăng sức đề kháng cho bé.


2. Không sử dụng chén đĩa bẩn

Để phòng bệnh tay chân miệng cho bé, bố mẹ cần vệ sinh chén dĩa và dụng cụ ăn uống cho bé thật kỹ lưỡng. Nhiều lúc bố mẹ lấy chén đĩa nhựa để làm đồ chơi cho bé, nhưng sau đó không rửa sạch lại mà dùng để đựng thức ăn cho bé luôn. Dù có bận bịu thế nào, bố mẹ cũng cần dành thời gian vệ sinh dụng cụ ăn uống cho con thường xuyên và cẩn thận nhé. Không cho trẻ dùng chung chén dĩa với người khác để tránh bị lây bệnh.


3. Hạn chế dùng xà phòng và sữa tắm

Xà phòng và sữa tắm là loại sản phẩm thường được dùng cho bé. Tuy nhiên khi bé bị tay chân miệng nên hạn sử dụng chúng. Bởi đây là những thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bé khi bé đang mắc bệnh. Nếu không được lựa chọn cẩn thận, những sản phẩm này có thể khiến vết thương bị lở loét nhiều thêm. Từ đó khiến bệnh trở nên nặng hơn trước.


4. Không cho bé ăn đồ cứng

Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển ổn định, hơn nữa bé đang bị bệnh ở miệng. Đồ ăn cứng không những gây khó khăn cho bé khi nhay. Mà còn làm bé đau khi chạm vào những nốt đỏ khiến vết thương nặng hơn.

Mong rằng qua bài viết, các bậc phụ huynh sẽ xây dựng được cho bé một chế độ ăn uống hợp lý để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả và an toàn nhé. Chúc bé yêu nhà quý vị luôn khoẻ mạnh.