Bé hay bị ho khi ngủ, vì sao lại như thế?

Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên bé nhà quý vị thường hay ho khi ngủ thì có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể thì tình trạng này là như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Huongluxury để áp dụng đúng mẹo chữa ho cho bé, giúp bé yêu luôn khỏe mạnh.

Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

Nguyên nhân bé hay bị ho khi ngủ?

1. Ho khi ngủ do nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ho lúc ngủ của trẻ em. Chúng xuất phát từ tình trạng bị nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh như trường học, nhà trẻ… Ngoài triệu chứng ho, trẻ có thể có các biểu hiện khác như đau đầu, sổ mũi, hắt hơi, mệt mỏi…

2. Hen suyễn (hen phế quản)

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản ở trẻ em là bệnh viêm đường hô hấp dưới mãn tính. Đây là bệnh bệnh lý co thắt, viêm phế quản, hạn chế không khí lưu thông vào phổi. Khu ngủ trẻ thường ho từng cơn. Các tác nhân như lông vật nuôi trong nhà, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá… có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em. 

3. Ho gà

Đây là bệnh lây lan qua đường hô hấp, do vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể xuất hiện trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ em đến người trưởng thành. Biểu hiện của bệnh là cơn ho kéo dài kèm theo sốt cao, nôn ói, tím tái người sau cơn ho… Những trẻ dưới 3 tháng tuổi thường diễn biến bệnh nặng hơn khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.

4. Viêm phổi

Khi ngủ bé bị ho có thể do viêm phổi. Đây là bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh đi kèm với các triệu chứng: sốt cao, ớn lạnh và run rẩy, cơn ho kéo dài, khó thở. Trẻ thường mắc bệnh này do nhiễm từ môi trường ngoài như trường học, khu vui chơi công cộng…

5. Bé bị mắc dị vật đường hô hấp

Đây là trường hợp khá hi hữu nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi bị mắc dị vật trong cổ, bé thường ho sặc sụa, chảy nước mắt nước mũi, ngạt thở, tím tái người… Trong nhiều trường hợp dị vật ở trong đường thở quá lâu, bệnh tình có thể nặng hơn. Trẻ có thể bị ho kéo dài và chuyển sang viêm phổi.

6. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là ợ nóng là nguyên nhân gây nên tình trạng ho mãn tính ở cả người lớn và trẻ em. Axit từ dạ dày bị trào ngược trở lại lên thực quản. Khi trẻ nằm xuống, tình trạng có thể nặng hơn. Hiện tượng trào ngược này thường xảy ra sau khi ăn từ 30 – 60 phút hoặc khi thay đổi tư thế cũng có thể xảy ra.

7. Chảy dịch mũi

Khi lượng chất nhầy trong cơ thể bé quá nhiều có thể gây chảy dịch mũi sau. Lượng chất nhầy này chảy xuống phía cổ họng, gây nên tình trạng ho kéo dài ở trẻ em, đặc biệt khi các bé ngủ. Đây là bệnh do nhiễm virus hoặc do dị ứng. 

Trên đây là một số nguyên nhân bé hay bị ho khi ngủ. Quý vị cần xác định chính xác nguyên nhân để tìm được các mẹo chữa ho cho bé thật chính xác. Tuy nhiên, tốt nhất khi thấy bé bị bệnh, quý vị cần đưa trẻ đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho bé, nhất là khi bé của quý vị dưới 12 tháng tuổi.

Xem thêm: ngộ độc thực phẩm, bệnh sởi ở trẻ em, cách đuổi chuột, bệnh tay chân miệng ở trẻ, cách diệt ruồi, nước lau sàn, suy hô hấp,….