Bé sơ sinh 3 tháng tuổi phải bế như thế nào mới đúng?

Bé sơ sinh 3 tháng đầu đời thường rất non nớt. Chính vì thế, việc bế bé đúng cách cũng là điều mà bậc cha mẹ cần lưu ý, cẩn thận. Hãy cùng Huongluxury tham khảo những cách bế trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi đúng cách và an toàn sau đây nhé.

Gia đình

Làm thế nào để bế bé đúng cách

1. Bế ngang đưa nôi

Bế ngang đưa nôi là cách bế hầu hết ba mẹ đều biết. Đây có lẽ là cách bế trẻ sơ sinh đơn giản nhất. Với tư thế này quý vị có thể tham khảo chi tiết sau:

  • Đầu tiên, quý vị hãy đặt bé nằm song song với đòn gập cánh tay. Sau đó, dùng khuỷu tay để làm chỗ cố định đặt đầu và cổ bé. Còn tay kia dùng để đỡ lấy cơ thể bé, đặc biệt là đỡ lấy hông và lưng bé.

  • Một lưu ý khi bế bé với tư thế bế ngang đưa nôi này, quý vị cần áp sát bé vào người mình. Có thể đung đưa nhẹ nhàng để dỗ bé ngủ hoặc dỗ dành khi bé khóc.

2. Bế vác bé sơ sinh

Với cách bế trẻ sơ sinh này, quý vị chỉ cần dùng một tay đỡ cổ, tay còn lại dùng để nâng người bé lên và để nằm dọc, song song với cơ thể quý vị. Đặt đầu bé nằm trên vai của quý vị, một tay quý vị dùng để đỡ cổ và đầu bé, tay còn lại giữ hông bé. Đây là tư thế được các chuyên gia đánh giá là tư thế tự nhiên theo bản năng của mẹ và bé. Quý vị có thể đong đưa cơ thể của quý vị để ru cho bé ngủ hoặc di chuyển nhẹ nhàng qua lại, bé sẽ thấy thích thú hơn.

3. Mặt đối mặt – kiểu bế giao tiếp với bé sơ sinh

Với cách bế trẻ sơ sinh này, quý vị nên thực hiện khi bé tỉnh tảo, vừa bú xong,… thích hợp để trò chuyện. Việc trò chuyện với bé thường xuyên sẽ giúp bé có những phản xạ tích cực, bộ não phát triển tốt hơn với những năm tháng đầu đời.

Cách bế mặt đối mặt được thực hiện như sau:

  • Dùng 1 tay đỡ đầu và cổ của bé, tay còn lại đỡ hông bé.

  • Đặt cơ thể bé nằm gọn trên cánh tay của quý vị.

4. Tư thế bế ghế ngồi

Quý vị có thể thực hiện tư thế này khi muốn để bé quan sát những cảnh vật phía trước. Buổi chiều mát quý vị muốn bé bé đi dạo cũng có thể thực hiện cách bế này. Cách bế bé, quý vị cần chú ý như sau:

  • Quý vị hãy đặt cơ thể bé quay dọc theo hướng nhìn của quý vị. Sao cho người bé nép sát với ngực của quý vị nhằm nâng đỡ phần đầu và cổ của bé được an toàn hơn.

  • Một tay choàng quanh người bé, tay còn lại nâng đỡ phần mông bé để giúp giữ bé an toàn hơn.

5. Đặt bé trên đùi

Cũng tương tự như cách bế trẻ sơ sinh thứ ba, tư thế này sẽ giúp quý vị dễ dàng trò chuyện với bé. Cách thực hiện như sau:

  • Quý vị cần nép sát hai đùi của mình lại với nhau, rồi đặt bé lên đùi quý vị.

  • Dùng hai tay đỡ cổ và đầu bé, lưu ý cần đặt sao cho đầu bé nằm gần đầu gối của quý vị để đảm bảo rằng bé nằm thoải mái hơn.

Những tư thế bế trẻ nhiều người thường mắc sai lầm

Bế bè từ nách

Bé sơ sinh 3 tháng tuổi hệ xương sẽ rất non nớt nên khi bế bé bố mẹ cần phải chu ý. Cách bế trẻ 3 tháng tuổi từ nách mẹ cần phải nâng đỡ phần đầu của bé vì trẻ sơ sinh có vùng cổ rất yếu nên cần phải được bảo vệ tuyệt đối. Hơn nữa, nếu bế bé từ nách lỡ khi đầu bị tác động đột ngột sẽ khiến cho bé khó thở nặng hơn có thể khiến bé bị chấn thương nếu cổ. 

Do đó khi bế con, mẹ cần phải biết cách bế đúng cách cho đến khi bé được ít nhất 4 – 6 tháng tuổi mẹ mới có thể bế tự do, nhưng cũng cần phải chú ý để tránh làm tổn thương con.

Giữ đầu bé dưới vai

Thông thường, nhiều bố mẹ vẫn có thói quen ôm con với tư thế ngực kề ngực, nghĩa là đầu bé nằm dưới vai của bố mẹ mà thường không đế ý đến vị trí mặt của con. Với tư thế này, cách ôm đúng phải để mặt của con nằm ở phía trên vai. Vì nếu ôm mà để mặt bé bị úp vào vai của mẹ sẽ làm cho trẻ khó thở. Ngoài ra, một phần áo của mẹ cũng có thể gây ra những tổn thương ngoài da cho mặt và miệng của trẻ.

Không đổi bên

Khi ôm trẻ quý vị thường có thói quen chỉ ôm một bên nhưng việc đổi bên sẽ rất cần thiết giúp bé cảm thấy dễ chịu cũng như giúp mẹ đỡ mỏi hơn rất nhiều. Nếu trong một thời gian dài ôm bé mà không đổi cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, có thể khiến sự phát triển không được đều đặn ở hai bên. 

Ngoài ra, nếu chỉ ôm một phía và không đổi bên có thể khiến bé con bị mỏi cơ cổ ở một bên thậm chí có thể phát triển yếu hơn và con của quý vị cũng có thể gặp vấn đề với việc quay đầu.

Không đỡ lưng cho bé

Khi bế bé mẹ cần phải chú ý đỡ lưng cho bé không nên chỉ tập trung đỡ đầu và mông của con không thôi. Bởi vì nếu như ôm với tư thế chỉ đỡ mông và đầu trẻ sẽ dễ tuột tay khiến con gặp phải những chấn thương không đáng có. Bên cạnh đó, bé 3 tháng tuổi có cột sống yếu nhưng lại phải chịu nhiều lực do cách bế sai cách này sẽ khiến cột sống bé bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi bế bé mẹ cũng nên dùng một tay đỡ lưng trẻ và tay còn lại hỗ trợ đỡ vùng đầu.

Bế bé hướng mặt ra ngoài

Với tư thế bế bé hướng mặt ra ngoài sẽ khiến cho quý vị khó khăn hơn trong việc kiểm soát con. Bên cạnh đó, cách bế này sẽ gây áp lực lên cột sống và chân của trẻ không tốt cho bé từ 3 tháng tuổi trở xuống. Chính vì thế tốt nhất mẹ nên bế bé với tư thế áp mặt vào ngực đồng thời chú ý nâng đỡ phần chân và lưng con. 

Giữ em bé trong địu

Địu trẻ em là một trong những phụ kiện giúp mẹ có thể dễ dàng bế bé di chuyển hơn tuy nhiên việc sử dụng địu không đúng cách hay đặt bé trong địu sai tư thế cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con. 

Khi giữ bé trong địu mẹ cần đặt chân của trẻ giống như tư thế khi mẹ bế con. Tư thế này sẽ giúp cố định các khớp xương của bé tốt hơn cũng như có thể tránh làm tổn thương cột sống của bé. 

Hy vọng với những cách bế trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi mà Huongluxury đã chia sẻ, có thể giúp ích quý vị chăm sóc bé chu đáo và an toàn. Chúc bé nhà quý vị luôn khỏe mạnh nhé.

Xem thêm >>

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam.