Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ trẻ là một trong những bệnh lý thuộc về chức năng tình dục không hiếm gặp hiện nay. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn gây khó khăn trong việc có con. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh này là gì và cách điều trị?

Gia đình

Bệnh lãnh cảm là gì?

Lãnh cảm là một hội chứng suy giảm chức năng sinh lý ở phụ nữ, khiến họ không còn ham muốn hoặc nghiêm trọng hơn là ghê sợ đối với vấn đề chăn gối. Bệnh lãnh cảm thường xảy ra ở phụ nữ ngoài 30 tuổi. Đặc biệt là những phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh thì tình trạng lãnh cảm càng trở nên trầm trọng hơn nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh lãnh cảm ở phụ nữ trẻ

1. Do nội tiết tố

Hoóc môn là một yếu tố cần thiết để kích thích vì vậy sự thay đổi nồng độ hoóc môn có thể ảnh hưởng đến khả năng hưng phấn trong quan hệ. 

Những thứ có thể gây ra thay đổi nội tiết tố và chứng lãnh cảm có thể có bao gồm:

  • Thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh.

  • Thuốc tránh thai đường uống, đường tiêm, đặt dưới da…

  • Thai kỳ.      

 2. Vấn đề tâm lý

Yếu tố tâm lý chiếm đến 90% bệnh lãnh cảm ở phụ nữ, thường xuất hiện do những lý do sau:

  • Mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, trong gia đình hay những thay đổi trong đời sống như sinh con, thay đổi chỗ ở, gặp khó khăn trong cuộc sống, người phụ nữ chịu nhiều áp lực trong gia đình.

  • Những mặc cảm kéo dài, tự cho rằng mình có khiếm khuyết không thỏa mãn được nhu cầu của người chồng, mặc cảm bị cưỡng hiếp…

  • Thiếu hiểu biết kiến thức cơ bản trong tình dục, ảnh hưởng tôn giáo, những ký ức đáng buồn trong quan hệ tình dục; những tức giận, sợ hãi.

  • Do nam giới nghiện rượu, ma túy, cờ bạc tạo sự xao nhãng, thiếu trách nhiệm với gia đình, thiếu kiến thức cơ bản về sinh hoạt tình dục.

3. Nguyên nhân giải phẫu

Một số nguyên nhân giải phẫu tiềm ẩn bao gồm:

  • Giảm lưu lượng máu đến âm đạo.

  • Tổn thương dây thần kinh trong xương chậu và dây thần kinh tủy sống.

  • Nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang.

  • Các mô ở âm đạo mỏng, khô do nguyên nhân nào đó.

Những biểu hiện của bệnh lãnh cảm

Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ trẻ thường có những biểu hiện như:

  • Giảm ham muốn tình dục và mất hứng thú với tình dục. Điều này có thể là do thiếu kích thích nhưng cũng có thể là một triệu chứng của căng thẳng và lo lắng khi mắc chứng lãnh cảm.

  • Hiếm khi suy nghĩ về các vấn đề liên quan đến tình dục.

  • Khó khăn khi bắt đầu hoạt động tình dục hoặc có thể không hiểu ý quý vị tình để duy trì việc quan hệ tình dục. Đồng thời, giảm hưng phấn hoặc khoái cảm khi quan hệ tình dục. Kích thích tình dục hoặc những thứ khác từng khiến quý vị say mê giờ cũng không còn tác dụng nữa.

  • Giảm kích thích từ các tín hiệu tình dục bên trong hoặc bên ngoài. Quý vị có thể không còn bị kích thích bởi những tín hiệu, chẳng hạn như đọc về tình dục thú vị hoặc nhớ lại một hình ảnh khiêu dâm nào đó.

  • Thiếu cảm giác sinh dục hoặc cơ quan sinh dục khi quan hệ tình dục. Không cảm thấy khoái cảm ở bộ phận sinh dục hoặc các vị trí lân cận, các điểm nhạy cảm như đùi non, điểm G.

Cách điều trị bệnh lãnh cảm ở phụ nữ

  • Giáo dục giới tính, giải phẫu con người, chức năng tình dục và những thay đổi bình thường liên quan đến lão hóa: Liệu pháp này có thể giúp một người phụ nữ vượt qua những lo lắng về chức năng và hoạt động tình dục.

  • Tăng cường kích thích: Thay đổi thói quen tình dục, tăng cường các hành vi phi quan hệ và đặc biệt lưu ý bước dạo đầu là vô cùng quan trọng và cần thiết.

  • Sử dụng chất bôi trơn và tắm nước ấm: Trước khi giao hợp, đồng thời lưu ý về các tư thế khi quan hệ để giảm thiểu cơn đau.

  • Điều trị tâm lý: Để giảm bớt căng thẳng, quý vị có thể nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền, xem phim… Ngoài ra, người chồng nên đảm đương giúp vợ một số công việc nhằm giảm bớt gánh nặng như phụ vợ nấu ăn, rửa chén, lau dọn nhà cửa, chăm con… Và đừng quên những dịp quan trọng như sinh nhật, lễ kỷ niệm ngày cưới hoặc đơn giản là những cuối tuần để dành thời gian hâm nóng tình cảm bằng những chuyến đi chơi, những bữa tối lãng mạn nhưng cực hiệu quả.

  • Bổ sung nội tiết tố estrogen qua một số thực phẩm như các loại đậu, thịt đỏ, trái cây, rau có màu xanh, cá hồi… giúp điều trị chứng lãnh cảm rất hiệu quả. Đồng thời lưu ý hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh…

  • Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nếu tình trạng lãnh cảm ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hi vọng những thông tin mà Huongluxury chia sẻ trên đây đã giúp chị em có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh lãnh cảm ở phụ nữ trẻ. Hãy luôn là người phụ nữ hiện đại, chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, “tóm gọn” thủ phạm gây bệnh lãnh cảm để luôn giữ được hạnh phúc gia đình trọn vẹn, viên mãn.

>>> Xem thêm: