Bệnh Whitmore là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Trong thời gian gần đây rộ lên một căn bệnh mang tên Whitmore, mặc dù bệnh không lây lan thành dịch nhưng nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong cao. Vậy, bệnh Whitmore là gì và bệnh whitmore triệu chứng ra sao. Cùng tham khảo một số thông tin sau đây nhé!

Gia đình

1/ Bệnh Whitmore là bệnh gì?

Bệnh Whitmore còn có tên gọi khác là Melioidosis – là một căn bệnh truyền nhiễm có thể lây lan cho người và động vật. Nguyên nhân gây bệnh Whitmore được xác định là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei ở môi trường nước bẩn và nước bẩn gây nên. 


Bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người thường gặp ở các nước có khí hậu nhiệt đới, vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nước và đất bị ô nhiễm, chúng sẽ gây bệnh cho người và động vật qua việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường bị ô nhiễm. Vật chủ sẽ bị nhiễm bệnh khi hít thở hoặc uống nước có nhiễm vi khuẩn và không được xử lý nước thải sinh hoạt. Đặc biệt, vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào vật chủ qua các vết trầy xước trên da.


2/ Bệnh Whitmore triệu chứng ra sao?

Một số nhận định cho rằng bệnh Whitmore triệu chứng gần giống với bệnh viêm phổi, vì thế rất dễ nhầm lẫn. Thông thường, khi người có dấu hiệu bệnh whitmore vi khuẩn ăn thịt người có tỷ lệ tử vong từ 40 – 60%. Quý vị nên đặc biệt chú ý khi có những dấu hiệu sau đây:

  • Nhiễm trùng tại chỗ, các vết trầy xước trên da bị đau, sưng viêm, lở loét hoặc áp xe
  • Cơ thể có hiện tượng chán ăn, đau đầu, ho, đau ngực và sốt cao
  • Nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, chướng bụng, đau nhức và rối loạn ý thức
  • Sốt, co giật

3/ Bệnh Whitmore ở Việt Nam

Theo thông tin của Bộ Y tế, bệnh Melioidosis lần đầu xuất hiện tại Việt Nam là vào năm 1925 tại TP.HCM, sau đó lần lượt là  thủ đô Hà Nội và Huế. Hiện nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể về số liệu mắc bệnh cũng như tình hình mắc bệnh Whitmore chính xác nhất. Tuy nhiên, số người mắc bệnh tại nhiều địa phương, phải nhập viện để điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối cùng không hề nhỏ, đặc biệt là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Theo thống kê, bệnh Whitmore thường dễ mắc ở tất cả các độ tuổi kể cả nam và nữ. Đặc biệt, những người có công việc tiếp xúc thường xuyên với nước và đất có tỷ lệ mắc bệnh cao. Bệnh Melioidosis dễ bị mắc ở những người có các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch…Bên cạnh đó, những người có mắc bệnh mãn tính như thận, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, bệnh phổi,..sẽ dễ mắc bệnh Whitmore hơn so với những người khác.

Khi mắc bệnh Whitmore người bệnh thường có những biểu hiện như sốt cao, sốt từng cơn, lạnh run, loét da, suy hô hấp, suy đa phủ tạng,… Do đó, nếu cơ thể có những biểu hiện này, quý vị cần phải đến trung tâm y tế để kiểm ngay. 


4/ Khuyến nghị của Bộ Y tế

Vì bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc xin để điều trị, do đó Bộ Y tế khuyến nghị người dân cần thận hiện những điều sau để bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng: 

  • Hạn chế tiếp xúc với những nơi ô nhiễm nặng, nước bùn và đất. Nếu phải làm việc thì phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.

  • Khi ra ngoài cần phải mang giày dép, găng tay, hạn chế tiếp xúc với nước bẩn đặc biệt đối những người có khả năng mắc bệnh cao như tiểu đường, bệnh phổi,…

  • Dùng băng gạc rửa sạch các vết thương hở với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng và hạn chế tiếp xúc với nước. 

  • Những người mắc bệnh Whitmore cần được điều trị và cách ly với những người khác, đặc biệt là với những người mắc bệnh mãn tính về suy giảm miễn dịch, đái tháo đường,… để hạn chế lây nhiễm tràn lan. 

  • Khi nghi có bất kỳ nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, tư vấn và điều trị kịp thời.

Hiện nay tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều mầm bệnh nguy hiểm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch, do đó mỗi cá nhân hãy chú ý thực hiện các công việc tự giác bảo vệ bản thân gia đình bằng cách vệ sinh nơi ở, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh chân tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. 


Bệnh Whitmore triệu chứng không rõ ràng, thường xuất hiện từ 2 – 4 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Có người còn bị ủ bệnh qua nhiều năm mới phát hiện. Vì vậy, quý vị cần dọn nhà, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh nhà ở để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn.

Đặc biệt, bệnh Whitmore đa phần sẽ xuất hiện ở những người có bệnh lý như tiểu đường, bệnh gan, thận, tan máu, ung thư, người bị suy giảm hệ miễn dịch và những người mang bệnh phổi mạn tính.


5/ Cách điều trị bệnh Whitmore

Kháng sinh đường tĩnh mạch: Ceftazidime mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem mỗi 8 giờ. Thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch sẽ sử dụng trong 10 – 14 ngày.

Kháng sinh đường uống: Trimethoprim-sulfamethoxazole mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin/clavulanic acid mỗi 8 giờ. Kháng sinh đường uống sẽ sử dụng trong 3 – 6 tháng tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Trung tâm Kiểm Soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ


6/ Cách phòng ngừa bệnh Whitmore

Đối với những đối tượng dễ mắc bệnh được liệt kê bên trên, bao gồm những người bình thường đang có vết thương ngoài da, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với đất bẩn và các vũng nước đọng. 


Đối với những gia đình làm nông nghiệp, nên mang ủng cao cổ, găng tay và đồ lao động để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với đất bẩn. Và hãy cân nhắc sử dụng nước lau nhà diệt khuẩn để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của trẻ

Hạn chế việc đọng những vũng nước bẩn xung quanh nhà bằng việc quét dọn nhà cửa thường xuyên sau những cơn mưa, lấp đất và san bằng các vùng đất lồi lõm để không tạo vũng nước và bùn đất bẩn.

Trên đây là những thông tin về bệnh whitmore triệu chứng, và cách điều trị. Hy vọng quý vị sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết!

Xem thêm: thông tắc cống, vệ sinh máy lạnh, thông tắc bồn cầu, ngộ độc thực phẩm