Bí quyết giúp hình thành ý thức sống xanh cho bé ngay tại trường học

Để rèn luyện ý thức và tinh thần tự giác về phong cách sống cho bé, ngay từ khi bé còn nhỏ, các bậc phụ huynh nên tập cho bé thói quen tích cực về môi trường, tự nhiên. Một trong những ý thức sống xanh có thể dạy bé là cách tái chế.

Sự bền vững

1. Trồng cây xanh

Tình trạng đồi trọc, đất trống và cháy rừng đang là một trong những vấn đề đáng được quan tâm hiện nay trên toàn thế giới. Những năm trở lại đây, diện tích cây xanh phủ đồi ngày càng giảm đi do sự tiến bộ của con người cùng những nhu cầu về cuộc sống hiện đại. Trong các bài học từ thầy cô, trẻ được dạy rằng rừng và cây xanh mang đến nhiều lợi ích tích cực cho con người và hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng rừng đang bị phá hủy hiện nay mang đến nhiều hệ lụy tất yếu. 

Để khắc phục hiện trạng này, các cá nhân và tổ chức đã và đang khuyến khích việc trồng cây để phủ xanh đồi trọc. Chính vì vậy, nhà trường và các bậc phụ huynh có thể tạo điều kiện để bé tham gia các khóa hoạt động trồng cây xanh hoặc cuộc thi trồng cây tại trường để giúp bé hiểu được tầm quan trọng của rừng, cây cũng như tăng ý thức về việc bảo vệ môi trường sống. 

 2. Tham gia các hoạt động dọn vệ sinh

Cha mẹ và thầy cô phải luôn dạy bé về ý thức dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công cộng. Thường xuyên tham gia các hoạt động dọn vệ sinh như nhặt chai nhựa, quét rác hay dọn dẹp bàn học ngăn nắp… để bé tạo thói quen tự giác trong việc vệ sinh. 

3. Sáng tạo các vật dụng đồ chơi, học tập

Không cần phải tốn tiền với những món đồ đắt đỏ, bằng cách tái chế đồ cũ bạn đã có thể tạo ra một chiếc vương miện cực dễ thương cho bé. Thử cùng bé làm ra chiếc vương miện một cách dễ dàng với những chiếc cốc giấy qua hai bước đươn giản sau:

  • Đầu tiên hãy dán giấy gói quà hoặc giấy có họa tiết xinh xung quanh thân cốc giấy và xé bỏ phần thân cốc ra. Nếu muốn tăng kích thước của vương miện, hãy rọc dọc phần thân cốc, trải ngang và nối 2,3 chiếc cốc lại với nhau.

  • Dùng kéo cắt thành hình vương miện và dùng dập ghim ghim cố định 2 đầu dây vào thành cốc hoặc đục lỗ rồi xuyên dây qua và thắt chặt lại.

Ngoài ra, dựa vào sở thích và tính cách của bé, cô giáo và cha mẹ cũng có thể giúp bé sáng tạo những đồ dùng phù hợp. Những cuộc thi nhỏ trong lớp học về chủ đề tái chế đồ cũ hay sáng tạo đồ dùng từ vật dụng không cần thiết trong gia đình cũng có thể tạo sự thu hút của trẻ. Sau “cuộc thi”, những thành phẩm sẽ được bé sử dụng trực tiếp trong việc học tập, sinh hoạt hay giải trí.  

Việc cùng bé làm những món đồ chơi đơn giản vừa kích thích khả năng sáng tạo đồng thời tạo cơ hội để các bậc phụ huynh gần gũi với con trẻ hơn, đặc biệt trong cuộc sống với sự phát triển mạnh của internet như hiện nay.

Ngay từ bây giờ, cha mẹ và nhà trường hãy tạo cho bé thói quen tốt về môi trường, truyền tải cho bé những thông điệp cụ thể và dễ hiểu thông qua các câu chuyện kể thú vị về môi trường sống. Qua đó, bé có thể hiểu hơn về hành động của mình cũng như bắt đầu hình thành ý thức về việc bảo vệ môi trường sống theo cách riêng của bé. 

Các hoạt động không những giúp bé phát triển tư duy, khả năng sáng tạo mà còn góp phần giảm lượng rác thải, cải thiện tình hình của môi trường tự nhiên. Đừng quên lắng nghe ý tưởng của bé và hướng dẫn bé để cùng tạo ra một môi trường sống xanh, sạch đẹp nhé!

>>> Xem thêm: