Các bệnh dị ứng da thai kỳ ở bà bầu

Dị ứng da thai kỳ là vấn đề xảy ra ở nhiều mẹ bầu. Mẹ sẽ cảm thấy ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân và có khi ngứa toàn thân. Tuy sẽ tự khỏi sau khi sinh nhưng nếu không có phương pháp chăm sóc bà bầu phù hợp sẽ gây cảm giác vô cùng khó chịu.

Gia đình

1. Dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay, sẩn ngứa (PUPPP)

Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ (PUPPP) hay là phát ban đa dạng.

PUPPP thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tình trạng dị ứng khi mang thai này phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai song sinh và con so.

Các nốt phát ban có thể khiến các thai phụ ngứa ran, bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Nó có thể lan rộng sang đùi, mông, lưng, và hiếm gặp hơn là ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị. Khi chăm sóc bà bầu cần chú kỹ những dấu hiệu này để được điều trị kịp thời

Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ để quý vị bôi tại chỗ giúp cơn ngứa dịu đi, hoặc thuốc kháng histamin. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, quý vị có thể phải uống một đợt steroid.

Tuy nhiên, một điều may mắn là PUPPP không gây nguy hiểm cho quý vị hoặc em bé. Nó thường biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Hơn nữa, bệnh hiếm khi tái lại trong lần mang thai tiếp theo.

2. Dị ứng khi mang thai do phát ban thai kỳ

Tình trạng này tương đối hiếm, đôi khi được gọi là phát ban thai kỳ, và có triệu chứng đặc trưng là cơ thể xuất hiện nhiều ban nhỏ, lúc đầu trông giống như các vết bọ cắn, sau đó do gãi mà lây lan ra.

Mẩn ngứa khi mang thai thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba. Các mẩn nổi có thể rất ngứa và khó chịu. Khi chăm sóc bà bầu, hãy chú ý các vị trí thường xuất hiện mẩn ngứa trên chân, tay hoặc thân trên. Bà bầu cần đi khám bác sĩ để được kê thuốc bôi và thuốc kháng histamin phù hợp. Trong một số trường hợp, thai phụ có thể cần dùng một đợt steroid đường uống.

Tình trạng này sẽ kết thúc sau khi sinh con, tuy nhiên với một số ít trường hợp, nó kéo dài đến ba tháng, và có thể tái phát ở lần mang thai sau. Tuy nhiên, nó không gây nguy hiểm cho quý vị hoặc thai nhi.

3. Dị ứng khi mang thai do mùi hương nhân tạo

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ cũng nhạy cảm hơn nên rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Khi chăm sóc bà bầu, hạn chế sử dụng nước hoa, nước xả vải thông thường có chất tạo mùi nhân tạo rất dễ bị dị ứng, da ửng đỏ, mẩn ngứa. Mùi hương quá mạnh trong môi trường kín cũng có thể khiến bà bầu bị choáng váng, chóng mặt, chảy nước mắt, đau họng…

Vì thế, khi sử dụng sản phẩm có chứa hương thơm nhân tạo hay ở nơi có nhiều mùi hương nồng nặc, bà bầu cần phải lưu ý để tránh cơ thể phản ứng tiêu cực. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra nước hoa có nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai phụ. Đó là các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn.

4. Các mẹo giúp hạn chế bị ngứa khi mang thai

Khi mang thai các chị em phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều biến đổi về cơ thể và tâm lý, gây ra các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang thai là một triệu chứng mà bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp. Tình trạng này xảy ra do các biến đổi của cơ thể trong thai kỳ, cũng có thể do ứ mật thai kỳ gây ra hay do bệnh lý ngoài da. Hiện tượng ngứa sẽ gia tăng vào những lúc trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm xong.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai, phổ biến nhất là những nguyên nhân như: sự tăng trưởng hormone, tăng cân, cơ địa mẹ nhạy cảm, những mẹ bầu có tiền sử bệnh về da, tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng, viêm da bọng nước, tử cung phát triển và mẹ bầu mắc chứng ứ mật trong gan. 

Hầu hết trường hợp bị ngứa da trong thai kỳ đều do thay đổi sinh lý trong cơ thể, tình trạng này không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tình trạng này xảy ra thường xuyên thì giấc ngủ và tâm trạng của mẹ sẽ không tốt, dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược, chán ăn và hệ miễn dịch suy yếu.

Một số mẹo giúp các thai phụ hạn chế tình trạng ngứa khi mang thai:

Vệ sinh cơ thể đúng cách và thường xuyên

Các mẹ nên thường xuyên tắm bằng nước ấm, dùng sữa tắm phù hợp không gây khô da. Sau khi tắm là thời điểm làm da mất nước nên cần sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh khô da vì sẽ gây ngứa cho mẹ. Nên tránh sử dụng các loại sữa tắm có độ pH cao dễ gây kích ứng da.

Dùng kem dưỡng ẩm và chống rạn da

Dùng các loại kem dưỡng ẩm hay tinh dầu chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như hướng dương, hạnh nhân,… giúp hạn chế rạn da và giảm khô da. Nên bôi kem hoặc tinh dầu sau khi tắm, trước khi đi ngủ. Đối với vùng bụng nên bôi nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

Uống nhiều nước

Cần uống nhiều nước mỗi ngày giúp quá trình thải độc cơ thể và trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, nước còn giúp cân bằng độ ẩm cho da, ngăn ngừa khô da dẫn tới ngứa ngáy.

Chế độ ăn uống hợp lý

Các mẹ cần có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A và D, tránh ăn đồ cay nóng, uống đủ 2-2,5ml nước mỗi ngày.

Khi ngứa không nên cào, gãi nhiều

Càng gãi sẽ càng khiến lớp da bị tổn thương, gây kích thích ngứa hơn. Để hạn chế tình trạng này có thể dùng một túi chườm mát hay một chiếc khăn mát chườm lên vùng da bị ngứa.

Lau người bằng lá khế

Các mẹ có thể nấu nước lá khế lau người theo cách sau:

  • Chuẩn bị lá khế, 2 muỗng cà phê muối trắng, ½ quả chanh và 2 lít nước

  • Rửa sạch lá khế, vò nát rồi cho vào nồi, sau đó cho nước và muối trắng vào đun sôi. Đợi đến khi nước sôi, các mẹ tắt bếp mở nắp để nước hơi ấm thì vắt chanh vào. Tiếp đến mẹ dùng khăn mềm thấm nước khế lau kỹ người và chườm những vùng da bị ngứa. Cuối cùng mẹ tắm lại với nước sạch.

Làm gì để chăm sóc bà bầu bị dị ứng da, dị ứng mùi hương?

Khi có các dấu hiệu của những bệnh trạng dị ứng kể trên, ngoài việc đến gặp bác sĩ để có được phương pháp điều trị chính xác. Mẹ bầu cũng nên chăm sóc bản thân để hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh hơn. Đặc biệt là đối với bệnh trạng dị ứng do hương thơm nhân tạo, bởi nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.

Vì vậy, chăm sóc bà bầu cần chú ý chỉ nên sử dụng những loại sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ, từ mỹ phẩm cho đến sữa tắm, dầu gội,… Ngoài ra, kể cả nước giặt/ bột giặt, nước xả vải quần áo cũng phải là các sản phẩm có hương thơm dịu nhẹ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Nhất là đối với nước xả vải, vì thông thường chúng có chất tạo mùi hương nhân tạo. Do đó, Huongluxury khuyên các mẹ hãy sử dụng nước xả vải Comfort Cho Da Nhạy Cảm. Vải vóc sẽ vô cùng mềm mại cùng hương thơm dịu nhẹ mùi phấn, an toàn cho cả những làn da nhạy cảm nhất kể cả trẻ sơ sinh. Sản phẩm được Viện da liễu Trung ương và Viện da liễu Anh Quốc thử nghiệm và chứng nhận..

Khi bị dị ứng, các mẹ cần hiểu được dấu hiệu của bệnh để thực hiện các phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Tránh để bệnh tình có những chuyển biến phức tạp. Hy vọng những thông tin chăm sóc bà bầu trên đây của Huongluxury sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân trong thời kỳ mang thai.

Xem thêm: cách xử lý bồn cầu bị nghẹt, cách tẩy vết mực trên áo, màu sơn cổng đẹp, cách tẩy chữ in trên áo,…

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .