Các cách chăm sóc trẻ bị viêm họng cho các chị em lần đầu làm mẹ

Viêm họng ở trẻ em thường do virus gây ra, là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 đến 8 tháng tuổi. Để giúp cho người nhà biết cách chăm sóc trẻ bị viêm họng thật an toàn. Cùng Huongluxury tham khảo qua cách chăm sóc trẻ khi bị viêm họng nhé!

Gia đình

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

Hiện nay, số ca trẻ em mắc bệnh viêm họng ngày một nhiều hơn. Vậy nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm họng là gì? Có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:

Viêm họng cấp ở trẻ em do nhiễm trùng

Tình trạng viêm họng cấp ở trẻ em thường do virus và vi khuẩn gây nên. Cụ thể:

Trong trường hợp này, “thủ phạm” chính gây bệnh là:

  • Vi khuẩn: Có khoảng 20% trường hợp trẻ bị viêm họng cấp do nhiễm trùng là bởi nhóm vi khuẩn liên cầu tán huyết  β nhóm A (Streptococcus). Lúc này, trẻ thường có các triệu chứng như nôn mửa, cổ họng đau rát, amidan sưng to… 

  • Virus: Phần lớn trường hợp viêm họng cấp do nhiễm trùng ở trẻ em là do các loại virus như virus cúm, sởi, adeo,… gây nên. Số trẻ em mắc bệnh viêm họng cấp do nhiễm trùng từ virus lên đến khoảng 70 – 80% so với tổng số trẻ em bị viêm họng cấp do nhiễm trùng. Tuy nhiên, các trường hợp này bệnh thường nhẹ hơn, thuyên giảm dần sau 2 đến 5 ngày, ít để lại biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng cấp ở trẻ em không do nhiễm trùng

Bên cạnh đó, nguyên nhân trẻ em mắc bệnh viêm họng cấp còn có thể là do các nguyên nhân khác như:

  • Thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa

  • Nhiệt độ thất thường, trời chuyển lạnh

  • Thường xuyên dùng đồ uống lạnh, nước đá

  • Môi trường ô nhiễm. Đặc biệt, trẻ em sống ở các thành phố, nơi chất lượng không khí thấp, nhiều bụi bẩn từ công trình, khói xe,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Thường xuyên hít phải khói thuốc lá.

  • Không vệ sinh cá nhân, không rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách… khiến vi khuẩn gây hại trực tiếp xâm nhập. Trẻ thường xuyên dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay.

Dấu hiệu viêm họng

Trẻ bị viêm họng cấp do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn nhìn chung đều có các dấu hiệu dưới đây:

Biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp ở trẻ em thường là

  • Sốt, có thể sốt cao đến 39 – 40°C

  • Đau rát cổ họng, đau họng khi nuốt

  • Ho hoặc ho khan

  • Khàn giọng

  • Quấy khóc

  • Bú kém hoặc chán ăn. Trẻ hầu như không thể bú, uống nước hoặc ăn bất kỳ loại thực phẩm nào do cổ họng luôn trong trạng thái đau rát

  • Nghẹt mũi, sổ mũi

  • Chảy nước mắt, mũi

  • Hay nôn trớ

  • Mệt mỏi, không tươi tỉnh

  • Nổi hạch ở cổ

  • Amidan sưng to

Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ em bị viêm họng

Khi trẻ bị viêm họng, nếu không kịp thời điều trị có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm amidan

  • Viêm phế quản

  • Viêm hạch mủ

  • Viêm tai

  • Viêm thanh quản

  • Áp xe thành sau họng

  • Viêm cầu thận cấp

  • Viêm xoang

  • Thấp khớp cấp

  • Viêm tim

  • Sốt cao co giật

  • Nhiễm khuẩn huyết

Do đó, bố mẹ cần quan sát các triệu chứng và thay đổi trên cơ thể trẻ để có thể kịp thời đưa con đến các cơ sở y tế sớm nhất. Đừng chủ quan khi trẻ bị viêm họng bởi viêm họng có thể khiến sức đề kháng trên cơ thể trẻ suy giảm và tạo điều kiện cho các loại bệnh khác tấn công cơ thể của con.

Các cách chăm sóc trẻ bị viêm họng

1. Giữ ấm cơ thể trẻ

Khi trẻ bị viêm họng, thân nhiệt của trẻ thường không đều dễ dẫn đến biến chứng xấu hơn của bệnh viêm họng cấp. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo giữ ấm 4 bộ phận trên cơ thể trẻ, bao gồm: 

  • Giữ bàn tay ấm: Giữ ấm sao cho tay trẻ bị viêm họng không đổ mồ hôi. 

  • Giữ lưng ấm: Tương tự như bàn tay, lưng trẻ cũng nên được giữ ấm vừa phải, bởi nếu thấy có dấu hiệu đổ mồ hôi trộm ở trẻ, hay trẻ thường bị đổ mồ hôi ở lưng và không được lau, thấm ngay lập tức, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. 

  • Giữ bụng ấm: Bụng được giữ ấm giúp bảo vệ dạ dày non nớt của trẻ. Dạ dày bị lạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ. Nhờ đó trẻ bị viêm họng sẽ có sức đề kháng tốt hơn.

  • Giữ bàn chân ấm: Bàn chân chứa rất nhiều mạch và huyệt, nên là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm…Ngoài ra khi tắm cho bé, bố mẹ cần phải lưu ý đến thời gian tắm cho bé để đảm bảo rằng thân nhiệt của bé ổn định. 

2. Vệ sinh mũi họng sạch sẽ

Vi khuẩn gây bệnh viêm họng thường ký sinh bên trong hệ thống tai mũi họng của trẻ. Khi vi khuẩn không được tiêu diệt, khiến trẻ bị viêm họng có chuyển biến xấu hơn. Do đó, ba mẹ cần vệ sinh thật sạch tai, mũi, họng. Vì hệ thống tai mũi họng liên thông với nhau, nên nếu không vệ sinh đều cả 3 sẽ dẫn đến vi khuẩn làm ổ và bệnh sẽ mãi không khỏi.

  • Vệ sinh mũi: Mũi là bộ phận liên quan đến hệ hô hấp của con nên cần phải được làm sạch thường xuyên. Tuyệt đối không được dùng ngón tay hoặc móng tay để lấy gỉ mũi vì như thế dẫn dễ làm tổn thương đến màng mũi mỏng manh của con.

  • Vệ sinh miệng: Miệng là bộ phận cơ thể tiếp xúc với thực phẩm. Nhiều người nghĩ rằng miệng trẻ sơ sinh sạch nên chắc không cần phải vệ sinh thường xuyên như các bộ phận khác. Tuy nhiên, chính vì tiếp xúc với thực phẩm, lâu ngày sẽ dễ bị nhiễm khuẩn do thực phẩm còn sót lại gây nên tình trạng trẻ bị viêm họng.

  • Vệ sinh tai: Dùng một chiếc khăn bông mỏng, xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn và ra ngoài. Chiếc khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.

3. Vệ sinh kỹ đồ dùng ăn uống của trẻ

Trẻ bị viêm họng thường bị lây lan thông qua đường ăn uống. Và cũng chính vì trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, các mẹ cần thường xuyên khử trùng đồ dùng ăn uống của bé.

Bố mẹ cũng nên tách riêng đồ dùng của trẻ và người lớn để làm sạch, đồng thời sử dụng dung dịch tẩy rửa có khả năng diệt vi khuẩn để ngăn ngừa mầm bệnh ẩn nấp, nhất là khi mùa dịch bệnh đã gần kề. Huongluxury khuyên quý vị nên sử dụng dòng sản phẩm Sunlight Diệt Khuẩn – đã được viện Pasteur chứng nhận diệt đến 99.9% vi khuẩn gây hại. Sản phẩm với chiết xuất từ chanh và lá bạc hà sẽ giúp đánh bay các vết dầu mỡ trên chén dĩa thật dễ dàng, ngăn ngừa các mầm bệnh, đồng thời lưu lại hương thơm tươi mát dễ chịu cho đồ dùng. Bố mẹ yên tâm rồi nhé.

Xem thêm: cổ áo thun bị giãn phải làm sao, cách giặt áo len, cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, trang phục tập yoga,cách tẩy vết máu khô,….

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .