Cách chọn keo tản nhiệt và tra keo tản nhiệt laptop

Có rất nhiều người dùng thường thắc mắc vì sao không gắn luôn quạt tản nhiệt vào CPU của máy, thay vào đó phải bôi một lớp dung dịch giữa 2 thiết bị trong quá trình vệ sinh laptop. Dung dịch đó chính là keo tản nhiệt. Vậy hợp chất này có tác dụng gì, và cách tra keo tản nhiệt cho laptop như thế nào mới là đúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

Keo tản nhiệt là gì?

Keo tản nhiệt là một hợp chất bao gồm keo và các thành phần khác có tính dẫn nhiệt tốt như kim loại, gốm, silicon … Keo tản nhiệt thường được bôi vào sau một thời gian dài sử dụng máy hoặc khi tiến hành vệ sinh laptop.

Vì sao phải bôi keo tản nhiệt?

Theo lý thuyết, nếu bề mặt tiếp xúc của CPU và phiến tản nhiệt của quạt hoàn toàn nhẵn, thì toàn bộ nhiệt lượng tỏa ra sẽ được truyền hết sang bộ tản nhiệt khi chúng tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế các linh kiện thường không được sản xuất với điều kiện lý tưởng như vậy. Giữa hai bề mặt tiếp xúc với nhau luôn tồn tại những khe hở nhất định cho phép không khí đi qua, mà không khí thì lại dẫn nhiệt rất kém. 

Do đó, hợp chất keo dẫn nhiệt ra đời nhằm mục đích lấp vào các khoảng trống đó và thực hiện việc dẫn nhiệt từ vi xử lý sang bộ tản nhiệt. Mặc dù keo tản nhiệt không thể bằng được kim loại, nhưng ít nhất độ dẫn nhiệt của nó cũng cao hơn khoảng 100 lần so với không khí.

Điều gì xảy ra nếu không bôi keo dẫn nhiệt laptop

Nếu không có loại keo này, CPU sẽ hoạt động liên tục với nhiệt độ cao và gây ra hiệu ứng Throttling (dùng để chỉ hiện tượng CPU buộc phải chạy chậm lại và cuối cùng là tắt hẳn khi trở nên quá nóng). 

Quá trình này nếu lặp đi lặp đi liên tục sẽ không chỉ khiến cho hiệu suất máy tính giảm, mà còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn về phần cứng cho CPU. Một tuýp keo tản nhiệt (khoảng vài trăm ngàn hoặc ít hơn) chắc chắn sẽ giúp quý vị tiết kiệm chi phí hơn so với thay thế CPU (từ hàng triệu cho đến hàng chục triệu).

Hướng dẫn cách chọn keo tản nhiệt phù hợp laptop

Việc lựa chọn keo tản nhiệt rất cần thiết trong quá trình tiến hành vệ sinh laptop. Thành phần bên trong của mỗi loại keo có thể khác nhau dẫn đến hiệu quả tản nhiệt cũng sẽ khác nhau. Keo tản nhiệt được phân thành 3 loại chính: keo tản nhiệt có chứa thành phần kim loại, sứ và silicon.

1. Keo tản nhiệt chứa kim loại: 

Kim loại là chất dẫn nhiệt tốt nhất trong các loại vật chất, cho nên hiệu quả của loại keo này là cao nhất. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng dẫn nhiệt, kim loại còn dẫn cả điện, nên nếu vô ý để keo tản nhiệt chứa kim loại rơi vào phần mạch bên dưới thì nguy cơ chập, cháy là rất cao.

2. Keo tản nhiệt gốm: 

Gốm có tính dẫn nhiệt kém hơn kim loại, bù lại có ưu điểm là không dẫn điện nên rất an toàn cho người sử dụng. Đây là cũng là loại keo tản nhiệt phổ biến và được lựa chọn như một dụng cụ không thể thiếu khi vệ sinh laptop.

3. Keo tản nhiệt chứa silicon: 

Loại keo tản nhiệt chứa silicon thường được bôi cùng với bộ tản nhiệt của CPU ngay khi mua hoặc có trong các bộ tản nhiệt chất lượng kém. Khả năng tản nhiệt của loại keo này kém hơn nhiều so với 2 loại trên.

Để đạt được hiệu quả tản nhiệt tốt nhất cho CPU, quý vị nên sử dụng loại keo tản nhiệt gốm, bởi vì:

  • Khả năng dẫn nhiệt chỉ kém hơn keo có thành phần kim loại một chút

  • An toàn, tránh được những rủi ro chập cháy linh kiện.

Các bước tra keo tản nhiệt đúng cách

1. Lau sạch lớp keo cũ

Đây là bước quan trọng quý vị cần thực hiện sau khi vệ sinh laptop. Lớp keo cũ sau một thời gian sử dụng sẽ bị khô và bám vào bề mặt vi xử lý và phiến tản nhiệt của quạt. Nếu tra keo mới đè lên thì diện tích tiếp xúc sẽ giảm đi do bề mặt không bằng phẳng, dẫn tới việc tản nhiệt không hiệu quả. Quý vị thực hiện như sau:

  • Dùng một miếng vải mềm nhúng vào dung dịch axeton hoặc cồn.

  • Lau nhẹ nhàng lớp keo cũ đi. 

  • Sau khi làm sạch xong, cần hạn chế tối đa những sự tiếp xúc với 2 bề mặt này nhằm tránh bụi bặm hoặc khuyết điểm không đáng có dính vào.

  • Nếu lượng keo cũ sót lại nhiều thì quý vị phải lau nhiều lần cho đến khi cả 2 bề mặt tiếp xúc hoàn toàn sạch bóng.

2.     Bôi keo tản nhiệt mới

Khi thực hiện bước này, quý vị cần phải thật tỉ mỉ và cẩn thận. Không phải cứ thật nhiều keo là tốt, mà cái chúng ta cần là một lớp tản nhiệt mỏng và đều trên bề mặt tiếp xúc. Sau khi vệ sinh laptop:

  • Trước tiên quý vị nhỏ 1 giọt keo vào chính giữa bề mặt của CPU 

  • Sau đó lấy một tấm bìa hoặc miếng nhựa mỏng dàn đều keo ra 4 phía. 

  • Tuyệt đối không được sử dụng các vật kim loại vì dễ làm xước bề mặt tiếp xúc của CPU. 

  • Có nhiều cách để bôi keo tản nhiệt như theo đường thẳng, chấm, đường chéo, xoắn ốc, hoặc thậm chí sử dụng ngón tay để dàn keo tản nhiệt.

Còn một cách nữa giúp quý vị thực hiện việc tra keo một cách dễ dàng đó là đặt bộ tản nhiệt luôn lên CPU sau khi nhỏ keo, trọng lượng của phiến tản nhiệt sẽ giúp cho keo được dàn đều về mọi phía. Tuy vậy, cách làm này có một nhược điểm sẽ không phủ kín nếu keo quá ít, hoặc sẽ tràn ra ngoài nếu quá nhiều keo.

Trên đây là những chia sẻ về cách chọn keo tản nhiệt cũng như quá trình tra keo cho CPU của máy khi vệ sinh laptop. Hi vọng chúng sẽ hữu ích và giúp các quý vị luôn bảo quản được những chiếc laptop trong trạng thái hoạt động hoàn hảo nhất!

>>> Xem thêm: 

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Unilever Vietnam. .