Cách dạy trẻ kỹ năng sống thiết thực, hiệu quả nhất

Cha mẹ luôn dành những điều tốt nhất cho con trẻ của mình. Họ mong con phát triển khỏe mạnh và có tương lai tươi sáng hơn. Và để làm được điều đó, bên cạnh các kiến thức về sách vở, các bậc phụ huynh còn chú trọng dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, cần phải dạy thế nào cho phù hợp, hiệu quả? Mời quý vị cùng tham khảo những chia sẻ thú vị này từ Huongluxury nhé!

Gia đình

Tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ

Kỹ năng sống là những khả năng trẻ có thể vận dụng để giải quyết các tình huống, vấn đề xảy trong cuộc sống hàng ngày và tương tác có hiệu quả với mọi người. Có những chuyện trong cuộc sống diễn ra không thể lường trước được. Lúc này, những kỹ năng được tích lũy sẽ phát huy hiệu quả của mình.

Vì thế, dạy kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết ngay trong mỗi gia đình. Việc này sẽ giúp cha mẹ định hướng mục tiêu phát triển cho con mình sau này. Cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng sống từ khi còn bé để trẻ biết tự làm chủ cuộc đời mình, nắm vững kỹ năng ứng xử phù hợp chuẩn mực xã hội. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao tinh thần học hỏi và giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức. Luyện cho trẻ lối sống tích cực, khả năng tư duy nhạy bén, tạo tiền đề cho trẻ tự giải quyết các vấn đề từ nhỏ đến lớn. Tích lũy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ những ngày đầu sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ dần hoàn thiện cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Điều này rất có ích cho trẻ phát triển toàn diện trong một xã hội ngày một tiến bộ, văn minh hiện đại.


Dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào mới thiết thực?

Người lớn luôn tìm cách dạy kỹ năng sống cho trẻ thiết thực, gần gũi nhất để mong trẻ dễ dàng tiếp thu. Đó có thể là:  

Giải thích lý do cho trẻ hiểu

Mỗi đứa trẻ đều có cá tính, suy nghĩ riêng của mình. Không phải đứa trẻ nào cũng hoàn toàn nghe theo sự áp đặt của cha mẹ. Do đó, việc giải thích tầm quan trọng của các kỹ năng sống cho trẻ là điều hết sức quan trọng. Trẻ cần được hiểu mình sẽ hưởng lợi gì từ mỗi kỹ năng để có thiện chí và thực hành theo. Sự áp đặt lên suy nghĩ và hành động một cách vô điều kiện có thể gây ra tác dụng ngược. Tâm lý trẻ không sẵn sàng tiếp thu kỹ năng và sẽ có những hành động phản kháng.

  • Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành

Ở những năm đầu đời, nhận thức của con trẻ vẫn chưa được định hình đầy đủ. Chỉ lý thuyết suông trên sách vở hay qua lời người lớn sẽ khiến con mơ hồ, khó tiếp thu. Kỹ năng sống cho trẻ cần đặt vào những tình huống cụ thể để phát huy tác dụng tối ưu. Quý vị có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình, phân công cho trẻ việc nhỏ, dạy trẻ làm việc nhà, tự chăm sóc mình… Trẻ nhỏ vốn tiếp thu rất nhanh nhưng cũng chóng quên ngay sau đó. Thực hành kỹ năng mỗi ngày là cách giúp trẻ luyện tập, khắc sâu để hình thành thói quen tốt cho riêng mình.

  • Mỗi người lớn là một tấm gương

Cha mẹ, thầy cô là những người trẻ tiếp xúc trực tiếp và góp phần định hình nhận thức cho trẻ. Cách nuôi dạy con thông minh nhất chính là làm gương cho trẻ. Mỗi hành động của quý vị dù tốt hay xấu đều tác động đến suy nghĩ, tư duy của trẻ. Gia đình, nhà trường là những nơi thuận lợi tiện nhất để trẻ tích lũy kỹ năng cho mình. Thử nghĩ, quý vị dạy con phải biết bảo vệ môi trường nhưng lại xả rác ngoài đường, trẻ sẽ bị “bối rối” và có thể tự định hình lại tư duy, hành động của mình theo người lớn. Lúc này, mọi sự nỗ lực dạy kỹ năng sống cho trẻ của quý vị có phải đã sụp đổ bởi chính quý vị hay không?

  • Lắng nghe cảm xúc của con

Nhận thức, tư duy của trẻ những ngày đầu còn non nớt. Bản tính hiếu động cùng sự trải đời ít ỏi sẽ khiến nhiều người lớn mất kiên nhẫn trở nên cáu gắt. Con trẻ cũng có cảm xúc riêng của mình và quý vị nên học cách lắng nghe để thấu hiểu trẻ. Những lúc này, quý vị cần kiềm chế cảm xúc của mình, bình tĩnh làm rõ nguyên do và cặn kẽ giải thích cho trẻ. Cơn nóng giận, mất kiểm soát chỉ khiến trẻ thêm sợ hãi và tạo tâm lý ghét bỏ những kỹ năng được dạy bảo mà thôi.

  • Đặt niềm tin ở trẻ

Bố mẹ thường lo lắng con sẽ bị tổn thương nếu thoát khỏi vòng tay mình bởi họ lúc nào cũng cho rằng trẻ còn quá nhỏ. Tuy nhiên, tâm lý này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ. Sự bảo bọc, che chở quá mức của người lớn sẽ là rào cản ngăn bước trẻ trải nghiệm cuộc sống. Đó là cách dạy con sai lầm bởi trẻ vốn có khả năng thích nghi cao hơn rất nhiều so với những gì người lớn nghĩ. Quý vị hãy để con tự vấp ngã tự đứng lên trong lúc vui chơi cùng quý vị bè, thay vì bắt ép con ở mãi trong nhà chỉ vì sợ đau.

Đó là những gì mà Huongluxury muốn chia sẻ cùng các quý vị về vấn đề dạy kỹ năng sống cho trẻ. Mong rằng quý vị sẽ tìm ra cách hữu hiệu và phù hợp nhất để giúp con mình có hành trang vững chắc vào đời.