Cách giặt tã vải đúng chuẩn “single mom” nên biết

Việc giặt đồ cho trẻ sơ sinh, nhất là giặt tã vải luôn là vấn đề cần sự quan tâm sâu sắc của những bà mẹ vì da của bé rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Đối với những quý vị chưa có kinh nghiệm làm mẹ đơn thân chắc hẳn không khỏi lúng túng. Không biết phải giặt, vệ sinh tả như thế nào cho đúng cách. Tuy nhiên, các mẹ trẻ không cần phải lo lắng bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất tần tật cách giặt tã vải “đạt chuẩn” để quý vị áp dụng theo nhé!

Giặt Là

1. Đọc hướng dẫn giặt tã vải

Trước khi đem tã vải đi giặt quý vị nên đọc qua các hướng dẫn của nhà sản xuất. Mỗi loại tã vải sơ sinh đều có một phần chỉ dẫn giặt ủi trên bao bì sản phẩm. Tùy vào chất liệu sẽ có thể yêu cầu những điều kiện khác nhau trong cách giặt giũ như nhiệt độ nước, lượng bột giặt hoặc nước xả vải,… Cách tốt nhất để giữ cho tã vải luôn bền sau nhiều lần sử dụng là hãy thực hiện như hướng dẫn sử dụng nhé.


2. Các bước giặt tã vải đúng chuẩn

Giặt tã vải có thể sẽ khó khăn cho các mẹ đặc biệt là với những “single mom” đang tìm cách để trau dồi kinh nghiệm làm mẹ đơn thân cho mình. Hãy tham khảo những bước giặt tã vải dưới đây để biết cách giặt tã cho bé “chuẩn” nhất nhé.

Bước 1: Gạt bỏ chất thải

Khi tã bị bẩn do bé ị, đầu tiên mẹ cần rửa sạch tất cả các cặn chất bẩn trên miếng tã vải bằng vòi xịt xả mạnh để làm trôi hết các chất cặn bẩn vào bồn cầu. Sau đó tháo miếng lót ra khỏi vỏ tã, cởi bỏ hết các nút của tã để giặt sẽ sạch hơn.

Bước 2: Ngâm tã

Chuẩn bị một xô nước có nắp đậy rồi bỏ hết tã bẩn, miếng lót của bé vào ngâm cùng 3 lít nước và một thìa muối bicarbonate. Sau đó, tã ngâm trong khoảng 2h hoặc lâu hơn tùy vào độ bẩn của tã. Việc sử dụng muối bicarbonate vừa giúp diệt khuẩn tốt vừa loại bỏ hết mùi hôi trên tã. Các mẹ có có thể tìm mua loại muối này ở các cửa hàng bán thuốc tây.

Bước 3: Giặt tã

Sau khi ngâm từ 1 – 2 tiếng trong dung dịch muối bicarbonate, mang tã và miếng lót ra vắt ráo nước. Đến đây thì mẹ có thể giặt tay hay giặt máy tã của bé đều được.

  • Nếu giặt máy: Lựa chọn chế độ giặt vải mềm, vải lụa và mức nước lớn nhất để có thể xả sạch hết nước giặt trên vải.

  • Nếu giặt tay: Nên xả qua 3 – 4 lần nước sạch để đảm bảo không sót lại xà phòng trên vải.

Lưu ý không sử dụng các loại bột giặt, nước giặt của người lớn. Vì chất tẩy rửa trong các sản phẩm này có thể không phù hợp với làn da mỏng manh của bé, dễ dẫn tới dị ứng, nổi mẩn đỏ. Ưu tiên lựa chọn loại bột giặt dành riêng cho da nhạy cảm.

Bước 4: Phơi khô

Sau khi giặt và vắt khô xong thì quý vị có thể đem tã và miếng lót đi phơi như quần áo thông thường. Theo kinh nghiệm làm mẹ đơn thân của nhiều quý vị chia sẻ:

  • Nếu vẫn còn thấy nhiều thấy vết ố vàng trên tã thì đừng vội băn khoăn. Vì khi phơi dưới ánh sáng mặt trời tã sẽ lại trắng tinh, ánh sáng mặt trời ngoài tác dụng làm khô trắng tự nhiên còn có tác dụng khử trùng.

  • Nếu vào thời tiết mưa phùn, gió bấc, độ ẩm tăng cao, quý vị nên sấy khô đồ bằng máy thay vì phơi đồ ngoài trời. Vì độ ẩm không khí quá cao vừa làm đồ không khô vừa tạo điều kiện cho nấm mốc vi khuẩn phát triển trên sợi vải.


3. Một số lưu ý khi giặt tã vải

  • Không nên giặt chung tã của bé với các loại quần áo của người lớn.

  • Nên sử dụng các loại nước giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh.

  • Phải chắc chắn đã loại bỏ hết xà phòng trên tã sau khi giặt.

  • Tã sau khi giặt phải đảm bảo không còn mùi hôi, nếu vẫn có mùi thì phải giặt lại vì vi khuẩn chính là nguyên nhân gây nên mùi hôi.

Trên đây là những cách để giúp mẹ có thể xử lý việc giặt tã vải cho bé. Hy vọng qua bài viết này, Huongluxury đã cung cấp cho mẹ những kinh nghiệm làm mẹ đơn thân hữu ích. Chúc các mẹ thành công nhé!