Cách phòng bệnh tay chân miệng trẻ em hiệu quả và đơn giản

Trẻ em rất hiếu động. Chính vì vậy, những tiếp xúc thông thường mang theo vi khuẩn đều trở thành nguy cơ gây bệnh tay chân miệng cho trẻ em. Hãy cùng Huongluxury tìm hiểu bệnh tay chân miệng và cách phòng bệnh tay chân miệng trẻ em nhé!

Gia đình

Bệnh chân tay miệng là một bệnh dễ lây lan thành dịch và thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy là bệnh nhẹ và thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Việc tìm hiểu về cách phòng bệnh tay chân miệng trẻ em hiệu quả, những biểu hiện và nguyên nhân gây nên bệnh chân tay miệng trẻ em là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bệnh chân tay miệng trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường xảy ra theo dịch. Nguyên nhân bệnh chân tay miệng thường gặp nhất là do sự lây lan của một nhóm virus đường ruột, bao gồm Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan khi tiếp xúc cá nhân với người bệnh hoặc qua không khí khi ho hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh.

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu, vì vậy rất dễ mắc bệnh chân tay miệng, nhất là khi có dịch ở nhà trẻ hay trường học. Dấu hiệu bệnh thường gặp nhất đó là sốt, trẻ biếng ăn, phát ban ở miệng, tay, chân, đôi khi ở mông.

Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm khi chuyển biến sang cấp độ nặng. Cấp độ tăng dần sẽ kèm theo các các biến chứng với mức độ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng càng cao:

Cấp độ 1

Cấp độ 1 bệnh tay chân miệng là cấp độ nguy hiểm ít nhất. Lúc này con trẻ chỉ bị loét miệng hoặc tổn thương chút ít ngoài da. Các trường hợp cấp độ 1 nếu phát hiện sớm có thể được điều trị ngoại trú tại nhà mà không cần đến bệnh viện

Cấp độ 2

Khí tiến triển đến cấp độ 2, trẻ sẽ có những biến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Mức độ 2 sẽ được chia ra là độ 2a và độ 2b:

Độ 2a

Là cấp độ chỉ nhóm trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng có dấu hiệu: giật mình dưới 2 lần/30 phút, sốt trên 2 ngày hoặc sốt cao trên 39 độ C kèm nôn, quấy khóc vô cớ, lừ đừ, không chịu ngủ.

Độ 2b

Với những trẻ mắc bệnh tay chân miệng được xếp vào độ 2b sẽ chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm 1: Trẻ bị giật mình ≥ 2 lần/30 phút, ngủ gà, nhịp tim nhanh >150 lần/phút (với điều kiện trẻ nằm yên và không sốt), trẻ sốt cao ≥ 39 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt.

  • Nhóm 2: Trẻ có triệu chứng thất điều, bao gồm run chi, run cơ thể, ngồi không vững, đi loạng choạng. Kèm theo những dấu hiệu co giật rung nhãn cầu, lác mắt, yếu chi/liệt chi. Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, đổi giọng nói,…

Cấp độ 3

Bước sang cấp độ 3 thì các biểu hiện bệnh chuyển biến nặng và nguy hiểm hơn như:

  • Mạch nhanh hơn 170 lần/phút (trẻ nằm yên, không sốt). Một số trẻ biến thể nặng với mạch chậm là dấu hiệu nguy hiểm gây nhiều nguy cơ biến chứng

  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú

  • Huyết áp tăng với nhịp thở nhanh, bất thường kèm theo cơn ngưng thở hoặc trẻ thở nông, xuất hiện vết lõm ở ngực.

  • Rối loạn tri giác và tăng trương lực cơ

Cấp độ 4

Đây là cấp độ cao nhất và nguy hiểm nhất khi trẻ chuyển biến đến mức độ này. Lúc này trẻ sẽ có những biểu hiện sốc nặng như mạch = 0 và huyết áp =0, phù phổi cấp, tím tái, thở nấc và có nguy cơ ngưng thở.

Quý vị thấy đấy, với từng biểu hiện của mỗi cấp độ đều có thể thấy được sự nguy hiểm. Khi trẻ mắc bệnh đến cấp độ 4 thì cũng là các biểu hiện chuyển biến nhanh, khó trở tay và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhanh chóng. Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng cơ bản của bệnh tay chân miệng, quý vị nên đưa trẻ đến bệnh viện để có phát đồ chữa trị và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh tay chân miệng trẻ em có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây nhiễm và được lây truyền qua con đường virus. Trẻ dưới 3 tuổi và đi học mẫu giáo thường là đối tượng rất dễ mắc bệnh này. Với trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi được nhận kháng thể từ sữa mẹ nên có khả năng phòng chống bệnh tay chân miệng tốt hơn.

Khi trẻ sơ sinh chuyển sang giai đoạn tập bò, trườn,… khám phá xung quanh sẽ tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn có khả năng mắc bệnh khi tiếp xúc với môi trường bẩn mà không được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt là những trẻ nhỏ đi mẫu giáo, sinh hoạt cộng đồng có nguy cơ bị lây nhiễm virus bệnh tay chân miệng nhanh hơn.

Mặc dù bệnh này có thể xảy ra quanh năm nhưng khoảng thời gian bùng phát dịch tay chân miệng cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12. 

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Đúng như tên gọi, triệu chứng bệnh tay chân miệng chủ yếu xuất hiện trên lòng bàn tay, chân và trong miệng. Khi mới chớm bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước nhỏ. Sau đó, bóng nước nhỏ vỡ và chảy dịch ra. Nếu chất dịch có màu đục có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Những vết lở loét trên da này đều khiến trẻ bứt rứt, đau rát và quấy khóc, mệt mỏi. Một số trẻ còn biểu hiện thêm triệu chứng sốt cao, ho, chảy mũi, nôn ói, tiêu lỏng,…

Cách Chữa Bệnh Tay Chân Miệng Trẻ Em

Khi mới phát hiện biểu hiện bệnh, quý vị nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế hoặc khoa truyền nhiễm trẻ em tại bệnh viện.

Bệnh chân tay miệng trẻ em là bệnh nhẹ và thường có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, quý vị nên theo dõi trẻ thường xuyên để điều trị các triệu chứng và phát hiện biến chứng kịp thời nếu có.

Nếu trẻ chỉ có những triệu chứng nhẹ như: sốt nhẹ, phát ban, quý vị có thể điều trị tại nhà để cách ly cũng như chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng khuyên dùng, sát trùng các vết tổn thương bằng nước muối sinh lý, kem bôi sát trùng.

Cho trẻ ăn thức ăn loãng như: cháo, sữa vì trẻ mắc bệnh thường biếng ăn. Đưa trẻ đi viện ngay lập tức nếu trẻ sốt cao kéo dài, có biểu hiện mệt lả, giật mình, rối loạn ý thức,…

Cách Phòng Bệnh Tay Chân Miệng Trẻ Em

Cách phòng bệnh tay chân miệng trẻ em hiệu quả nhất đó là dạy trẻ và cả gia đình giữ vệ sinh cá nhân.

Luôn rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần đi vệ sinh, sau khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Lưu ý ăn chín uống sôi, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh. Lau sạch vị trí chuẩn bị thức ăn và bếp nấu cuối mỗi ngày.

Vệ sinh nhà tắm và nhà vệ sinh ít nhất 1 lần một tuần – quý vị nên sử dụng dung dịch tẩy rửa diệt khuẩn như Vim và nước lau sàn Glorix, nhất là khi trong nhà có người vừa ốm dậy.

Các Điểm Chính 

  • Nếu trẻ chỉ có triệu chứng sốt nhẹ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt, sát trùng vết tổn thương và theo dõi thường xuyên tại nhà.

  • Nhanh chóng đưa trẻ đi viện nếu trẻ sốt cao kéo dài, khó thở hoặc rối loạn ý thức.

  • Phòng bệnh chân tay miệng trẻ em bằng cách giữ vệ sinh cá nhân và nhà cửa thường xuyên.

Huongluxury hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp cho các bậc cha mẹ sẵn sàng và tự tin hơn trong cách phòng bệnh tay chân miệng trẻ em và đối phó với dịch bệnh chân tay miệng trẻ em.

Xem thêm: 

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .