Cách vệ sinh bàn phím cơ sạch bụi gõ mượt chống liệt switch dùng bền

Hướng dẫn các bước vệ sinh bàn phím cơ đơn giản hiệu quả giúp làm sạch bụi bẩn chống liệt nút profile keycap.

Sự bền vững

1. Bàn phím cơ là gì?

Bàn phím cơ là một dạng bàn phím cao cấp sử dụng công nghệ Switch cho từng phím. Hội tụ đủ các tính năng cần có của một bàn phím đó là độ nảy tốt, êm ái và bền bỉ. Đó chính là lí do mà các game thủ luôn đầu tư cho mình chiếc bàn phím cơ sang xịn để phục vụ cho những trận game tuyệt vời. 

Và đương nhiên là giá của chúng cũng không hề rẻ, tùy thương hiệu và tùy theo chất lượng, ít nhất cũng tầm 1 đến 2 triệu cho một bàn phím cơ. Có thể nói bàn phím cơ là một trợ thủ đắc lực cho những game thủ và tất nhiên bàn phím phải có độ nhạy cao thì mới mong đem lại những trải nghiệm trải nghiệm đúng “chất”. 

Tuy nhiên, ngoài việc đầu tư cho mình một chiếc bàn phím sang xịn, bạn cần phải vệ sinh bàn phím cơ thường xuyên và đúng cách, để nó có thể tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả nhất.

2. Vệ sinh bàn phím cơ thường xuyên có tốt không?

Cách bảo vệ bàn phím cơ có lẽ đang là một chủ đề được nhiều sự quan tâm của các game thủ, của những ai đang sở hữu loại bàn phím xịn sò cho chiếc máy tính của mình. Sau một thời gian sử dụng, bàn phím là nơi tích tụ rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.

Dù là trong phòng máy lạnh thì đến một thời gian nào đó bạn sẽ cảm nhận được chiếc bàn phím của mình không còn mượt như trước, việc gõ chữ hay các thao tác khi chơi game sẽ có vẻ chậm hơn, khiến cho trải nghiệm giảm sút. 

Không ai mong muốn điều này xảy ra cả. Thế nên bạn cần phải làm sạch bàn phím cơ định kì, hãy đuổi sạch những bụi bẩn bám lên chúng. Và cách làm sạch bàn phím cơ cũng không có gì phức tạp hết, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh bàn phím cơ từ A tới Z, cùng theo dõi nhé.

3. Profile keycap là gì? Có bao nhiêu loại Profile keycap hiện nay

Keycap chính là các nút bấm trên bàn phím máy tính chúng ta sử dụng hàng ngày. Chúng có sự đa dạng cả về chất liệu nhựa cho đến cách thức in ký tự lên bề mặt. Hiểu biết nhiều về các loại keycap có thể giúp bạn hiểu rõ chất lượng thực sự của mỗi sản phẩm, giúp quý vị dễ dàng hơn trong việc so sánh giá cả và chọn mua mua bàn phím. Ngoài ra, khi thực sự hiểu về key cap bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn ngoài các yếu tố căn bản như kiểu dáng mẫu mã – nhãn hiệu hay switch.

Hầu hết keycap đều được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách nung chảy chất liệu nhựa, sau đó bơm áp suất vào khuôn bằng thép rồi để nguội. Tùy vào chất liệu nhựa khác nhau mà thành phẩm sẽ co lại nhiều hay ít khi nguội hẳn.

Profile keycap nhựa ABS

Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene) có tính đàn hồi cao và ít bị co lại nhất trong các loại nhựa khi đúc khuôn. Sản phẩm của Filco và Das Keyboard đều sử dụng nhựa ABS. Quý vị có thể cảm nhận bằng mắt và sờ để nhận biết loại nhựa này. Nó cho quý vị cảm giác chắc chắn và chất lượng hơn hẳn. Một ví dụ đơn giản khác của nhựa ABS đó là gạch Lego, siêu bền. Keycaps ABS khi gõ sẽ nghe tiếng trong trẻo theo kiểu *tách tách* hoặc *click click*

Ưu điểm: rất trâu bò, bền và khó có thể bị vỡ.

Khuyết điểm: bề mặt sẽ trở nên bóng và trơn khi sử dụng lâu ngày (ảnh hưởng do mồ hôi tay từ người dùng), bị ngả vàng khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng (vì có tia cực tím).

Profile keycap nhựa PBT

Nhựa PBT (Polybutylene Terephthalate) cứng hơn ABS và có bề mặt nhám hơn một chút. PBT mang đặc điểm không mấy dễ chịu là dễ bị co lại nhiều hơn sau khi được đúc khuôn nên chỉ có các hãng như Cherry – Poker – Leopold và một số hãng khác sử dụng. Keycaps PBT khi gõ sẽ nghe tiếng đục và *bụp bụp*. Hầu hết các sản phẩm tầm trung trở xuống như các bàn phím membrane thì sử dụng nhựa PBT cho keycaps là chính còn riêng khung bàn phím thì sử dụng cả PBT hoặc ABS.

Ưu điểm: không bị bóng hay ngả vàng khi sử dụng lâu.

Khuyết điểm: chất liệu nhựa giòn nên dễ vỡ.

Profile keycap nhựa PC

Nhựa PC (Polycarbonate) là loại nhựa trong suốt, khá cứng. Đa số được sử dụng cho các bàn phím có đèn LED. Loại nhựa này không quá phổ biến như PBT và ABS. Nhựa PC có thể được sản xuất riêng thành keycaps hoặc trộn với chất liệu khác thành ABS-PC.

Ưu điểm: đẹp, bền ngang ngửa keycaps ABS, không ngả vàng.

Khuyết điểm: hơi hiếm trên thị trường.

Profile keycap nhựa POM

Nhựa POM (Polyoxymethylene) có độ chống chịu rất cao, bên cạnh đó là khả năng chống trầy xước – chống hóa chất tẩy rửa. POM thuộc dạng nguyên liệu cao cấp và có phần hơi đắt đỏ nên ít nhà sản xuất chọn loại nhựa này để làm keycaps. Chỉ có những hãng có nhu cầu sản xuất hàng độc quyền hoặc muốn tạo ra sản phẩm keycap cao cấp mới dám sử dụng chất liệu này. 

Ưu điểm: chống trầy, không bị tác động sâu bởi hóa chất tẩy rửa.

Khuyết điểm: giá thành cao, độ bám bề mặt thấp nên có cảm giác trơn trượt.

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) khá cứng, được sử dụng để sản xuất keycaps là chính chứ không dùng để sản xuất khung bàn phím. Độ phổ biến của PVC đứng sau nhựa ABS, được các hãng lớn như Logitech – Dell – HP và nhiều ông lớn khác sử dProfile keycap nhựa PVC

ụng. Nhựa PVC có độ cứng và độ bám trung bình nhưng khá nhạy cảm với nhiệt độ cao.

Ưu điểm: cứng, khá bền.

Khuyết điểm: dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao.

Profile keycap kim loại

Kim loại sử dụng chủ yếu hiện nay để sản xuất keycap là nhôm và kẽm. Việc sử dụng kim loại thay thế các loại nhựa tổng hợp được đánh giá là tốn chi phí gia công hơn nhưng bù lại thành phẩm đẹp và lung linh hơn nhiều. Không chỉ có thể in đủ thứ hình lên keycaps, kim loại còn có thể tạo những họa tiết nổi kiểu chạm khắc trên bề mặt bàn phím. Giúp tổng thể bàn phím thêm đẹp và độc đáo hơn.

Ưu điểm: đẹp, bền, đa dạng mẫu mã

Khuyết điểm: giá thành cao, ồn khi gõ mạnh.

4. Thiết kế profile keycaps có bao nhiêu loại

Hình dáng của keycaps: tùy theo loại bàn phím hay thiết kế riêng của nhà sản xuất mà keycaps lẫn hàng phím sẽ khác nhau.

Curved backplane: Cạnh trên và chân của các phím giống nhau. Phần thân bàn phím có hơi cong một chút. Phổ biến nhất ở ở các bàn phím membrane thời xưa.

Contoured keys: Các phím trong cùng một hàng có cạnh trên và chân khác nhau hoàn toàn.Thân bàn phím thẳng. Thường thấy nhất ở bàn phím cơ.

Staircase: Cạnh trên và chân của các phím giống nhau. Thân bàn phím phẳng và gần như song song với mặt bàn. Đây là loại phím bấm phổ biến nhất. Có thể bắt gặp ở bất cứ loại bàn phím nào từ bàn phím membrane cho tới bàn phím cơ.

Flat: Cấu trúc phím thẳng đứng so với chân. Bàn phím phẳng và nằm song song với mặt bàn. Riêng với phím spacebar có thể trồi lên đôi chút và thuộc dạng phím hàng hiếm.

Chiclet: Các phím dẹt, mỏng và nằm song song với mặt bàn. Đây là loại phím dành riêng cho bàn phím laptop, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ đó là bàn phím của Apple.

5. Hướng dẫn cách vệ sinh bàn phím cơ hiệu quả

Chuẩn bị dụng cụ

Để vệ sinh bàn phím cơ một cách chuyên nghiệp tại nhà bạn cần chuẩn bị bộ vệ sinh gồm có

  • Key Puller

  • Khăn mềm

  • Bàn chải mềm

  • Bóng thổi

  • Cồn

  • Nhíp

  • Tăm bông

  • Dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua bộ vệ sinh laptop, máy vi tính như trên, chúng có bán ở các cửa hàng điện tử, các siêu thị…

Các bước thực hiện vệ sinh bàn phím cơ

Để chắn chắn bạn nên chụp hình bàn phím lại trước khi tháo rời, tránh tình trạng lắp lại sai vị trí. Không chà quá mạnh tay. Không nên dùng chất tẩy vì Clo sẽ làm bay màu nhựa, thậm chí là biến dạng các Keycap.

  • Bước 1: Nhổ keycap

Đầu tiên, để vệ sinh bàn phím cơ dễ dàng, bạn cần phải tháo tất cả keycap của bàn phím ra. Không nên dùng Keypeller ring mà thay vào đó hãy dùng keypuller dạng dây thép để tránh làm trầy xước các cạnh Keycap khi nhổ. Dùng Keypuller dạng dây thép kéo từng keycap lên theo phương thẳng đứng, nếu có cảm giác keycap bị kẹt thì hãy vừa lắc vừa rút từ từ lên để tránh kéo theo chân stem chữ thập của switch.

  • Bước 2: Ngâm với dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Sau khi đã nhổ hết Keycap ra khỏi bàn phím, tiếp theo bạn đem ngâm vào dung dịch vệ sinh chuyên dụng, khoảng 10 – 15 phút. Hoặc bạn cũng có thể ngâm với nước ấm (không sử dụng nước nóng vì sẽ làm phai chữ thậm chí là biến dạng keycap). Việc ngâm các keycap trong dung dịch chuyên dụng hay nước ấm giúp cho những bụi bẩn, vi khuẩn bị kẹt phía trong trôi ra, hỗ trợ các bước vệ sinh bàn phím cơ một cách nhanh chóng hơn.

  • Bước 3: Làm sạch keycap

Tiếp theo, bạn dùng bàn chải lông mềm chà sạch các Keycap và rửa lại với nước sạch. Sau đó để chúng lên khăn mềm cho thấm nước và nhanh khô.

  • Bước 4: Vệ sinh case bàn phím

Đây là công đoạn cuối cùng và cũng là phần quan trọng nhất trong các bước làm sạch bàn phím cơ của bạn. Dùng nhíp gắp những sợi tóc, hạt bụi, vụn thức ăn ra.Tiếp đến dùng bóng thổi để hút sạch bụi bẩn, vụn vặt… ra khỏi bàn phím. Hoặc dùng tăm bông thấm cồn và lau sạch những bụi bẩn còn sót lại.Lưu ý không nên dùng cọ để quét hoặc bóng thổi để thổi, vì như vậy sẽ dễ làm bụi bẩn bay vào switch gây kẹt nút bấm.

  • Bước 5: Cách lắp phím space

Case bàn phím và các Keycap đã sạch sẽ, mọi thứ đã đâu vào đấy, việc của bạn bây giờ là lắp chúng trở lại như vị trí ban đầu mà thôi. Cần đảm bảo các Keycap đã khô hoàn toàn mới tiến hành lắp lại vào bàn phím. Cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh bị gãy những chân stem bạn nhé. Nếu như không hứng thú trong công cuộc vệ sinh bàn phím cơ hay không có nhiều thời gian để chải chuốt “bảo bối” của mình, bạn có thể tìm đến các dịch vụ vệ sinh, sửa chữa bàn phím cơ chuyên nghiệp.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm sẽ biến chiếc bàn phím của bạn trở nên sạch sẽ như mới một cách nhanh chóng ngay tại nhà. Việc của bạn chỉ cần nhấc điện thoại lên và gọi cho những dịch vụ đó mà thôi.

6. Nguyên nhân gây ra tình trạng liệt nút

Bàn phím cơ sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng liệt nút và gây khá nhiều khó khăn, bất tiện cho người sử dụng. Qua bài viết dưới đây, Huongluxury xin chia sẻ đến quý vị các quý vị vài mẹo hướng dẫn cách sửa bàn phím cơ bị liệt

Không vệ sinh bàn phím cơ thường xuyên

Bụi bẩn, vụn thức ăn lâu ngày là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng liệt nút, kẹt chân phím, chập mạch,… ở bàn phím cơ.

Điều quý vị cần làm là mua ngay một bộ dụng cụ vệ sinh bàn phím cơ bản: xịt bụi silicon, dung dịch vệ sinh bàn phím, chổi quét, khăn,… Và hãy vệ sinh bàn phím cơ ít nhất mỗi tuần một lần theo hướng dẫn sử dụng đi kèm bộ dụng cụ đó. Công việc đơn giản này không chỉ giúp bàn phím của quý vị sạch đẹp, vệ sinh mà còn giúp tăng tuổi thọ cho bàn phím của quý vị.

Lỗi driver bàn phím

Đây là nguyên nhân khiến bàn phím của quý vị bị tê liệt, loạn nút phím hoặc máy tính không thể nhận diện, từ đó quý vị không thể sử dụng bàn phím trên máy tính được.

Đầu tiên, quý vị hãy kiểm tra bàn phím cơ bị tê liệt có phải do lỗi driver hay không bằng cách sau: Rút bàn phím cơ ra và cắm lại dây vào máy tính hoặc tiến hành khởi động lại máy tính. Nếu bàn phím vẫn không thể hoạt động thì nguyên nhân chính là đã gặp lỗi driver. Quý vị hãy xóa driver bàn phím cũ đi, sau đó tiến hành cài lại driver mới, khởi động lại máy tính và thử lại bàn phím một lần nữa.

Bàn phím cơ bị dính nước hoặc chất lỏng

Việc đổ chất lỏng, nước, cà phê,… lên bàn phím cơ thì có nguy cơ gây hư hỏng như chập mạch, rò rỉ mạch và làm tê liệt bàn phím.

Đầu tiên, quý vị nên tắt máy tính ngay lập tức để tránh ảnh hưởng nặng đến hệ thống bo mạch điện tử của bàn phím. Nếu lượng nước bị đổ ít, đừng lắc mạnh khiến nước loang lổ ra nhiều vị trí trên bàn phím. Thay vào đó, quý vị hãy nhẹ nhàng lật ngược bàn phím để nước rơi ra thông qua khe phím. Sau đó, quý vị dùng khăn khô để lau lại và dùng máy sấy để thổi khô những giọt nước còn sót lại trên bàn phím thông qua các kẽ hở.

7. Cách thay switch

Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu thường là do bụi bẩn bám vào switch hoặc do switch sử dụng lâu ngày nên đã bị chập chờn và nhận diện kém.

  • Trường hợp bụi bẩn bám vào switch: Cách đơn giản nhất là tháo các nút phím ra và bắt đầu vệ sinh, lau dọn bụi bẩn. Sau đó, gắn phím lại và thử lại.

  • Trường hợp switch sử dụng lâu ngày nên đã bị chập chờn và nhận diện kém: Quý vị chỉ cần thay switch bàn phím cơ mới là có thể giải quyết được vấn đề này. Quý vị nên hạn chế sửa chữa Switch cũ vì điều này vừa khiến quý vị mất nhiều thời gian, chi phí nhưng lỗi switch sẽ tái diễn rất nhanh sau thời gian ngắn.

8. Hướng dẫn cách sửa bàn phím cơ bị liệt nhiều nút

Bàn phím cơ bị liệt nhiều nút sẽ có 2 trường hợp xảy ra: liệt nhiều nút phím ở các vị trí khác nhau và liệt nhiều nút phím trên cùng một hàng ngang hoặc dọc.

  • Trường hợp liệt nhiều liệt nhiều nút phím ở các vị trí khác nhau thì chỉ cần thay cần thay switch bàn phím cơ mới.

  • Trường hợp liệt nhiều nút phím trên cùng một hàng dọc hoặc một hàng ngang thì nguyên nhân đến 99% là do đứt mạch, cần dò mạch bị đứt và dùng hàn điện chuyên dụng để nối mạch cho bàn phím. Nhưng nếu lỗi quá nặng thì tốt nhất quý vị nên mang bàn phím cơ ra tiệm để các chuyên viên sửa chữa và bảo trì.

Trên đây là tất tần tật về cách vệ sinh bàn phím cơ tại nhà, bằng cách áp dụng và đảm bảo những lưu ý như trên, Huongluxury tin rằng việc làm sạch bàn phím cơ sẽ không còn là vấn đề khó khăn như bạn nghĩ. Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị!

>>> Xem thêm

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam.