Cách xếp đồ chén dĩa, nồi xoong vào máy rửa bát đúng chuẩn

Ngày nay, chiếc máy rửa bát đã trở thành thiết bị nhận được nhiều sự yêu mến và gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của nhiều gia đình. Nhân dịp nhận được thắc mắc của quý vị độc giả về “Cách xếp chén đĩa vào máy rửa bát như thế nào là hợp lý?”, Huongluxury đã nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia và sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý vị cách xếp chén đĩa vào máy trong bài viết sau!

Vệ sinh nhà bếp

Phân loại bát đĩa theo từng ngăn máy rửa bát

Việc xếp chén bát sai ngăn trong máy rửa bát sẽ có thể gây nên có tiếng “khua” lớn vì va đập hoặc sẽ là đổ vỡ, gây hư hỏng chén bát. Vì thế, phân loại chén dĩa xếp đặt vào vị trí ngăn rửa phù hợp sẽ giúp tăng hiệu quả rửa sạch tối đa.

  • Giàn rửa cuối: Với giàn rửa cuối sẽ có kích thước cùng khoảng không rộng nhất. Đây là vị trí dùng để xếp các loại tô, dĩa lớn. Hoặc xếp các vật dụng nấu nướng như: xoong, nồi, chảo, khay đựng kích thước lớn.

  • Giàn rửa trên: Giàn rửa trên sẽ có kích thước nhỏ hơn giàn rửa cuối. Vị trí này thích hợp để xếp vật dụng nhỏ hơn như: chén, đĩa nhỏ…

  • Giàn thứ 3 (trên cùng) hoặc giỏ để dao kéo: Với các loại kích thước máy rửa bát lớn có 3 ngăn thì ngăn trên cùng sẽ được dùng để bố trí xếp đũa, dao kéo, thìa… Còn máy rửa bát mini hoặc kích thước nhỏ sẽ có một cái giỏ riêng dùng để đựng dao kéo. Sở dĩ máy rửa bát phải có ngăn/giỏ riêng để đựng dao, kéo nhằm tránh quá trình rửa sẽ khiến những đồ vật nhỏ lọt qua chỗ khác. Việc bị lọt hoặc nằm lung tung trong máy có thể gây va chạm thành máy, cánh quạt gây hư hại cho thiết bị.

>>> Xem thêm chi tiết:

Hướng dẫn cách xếp bát dĩa vào máy rửa bát

Sau khi biết cách phân loại nên chuẩn bị xếp chén dĩa vào ngăn nào của máy rửa bát, quý vị sẽ tiến hành xếp vào máy với những lưu ý sau:

1. Không xếp quá tải so với dung tích máy

Đầu tiên, quý vị cần xem dung tích và khả năng rửa bao nhiêu bộ chén đĩa được ghi rõ trên thông tin kỹ thuật của máy. Tránh tình trạng dồn ép một lần sẽ gây sự quá tải khiến hiệu quả rửa bát không sạch được như mong đợi.

2. Xếp úp chén dĩa vào dàn rửa

Quý vị hãy chắc rằng tất cả chén dĩa đều được úp xuống giàn rửa thay vì để ngửa mặt trong. Nếu không tất cả cặn thức ăn thừa, dầu mỡ vẫn sẽ bị đọng nước lại trong chén. Và quá trình sấy cũng không thể sấy khô hết được lượng nước đọng đó đâu.

3. Xếp những vật dụng từ nhỏ cho đến lớn dần

Không xếp chen ngang những vật dụng nhỏ vào giữ vật dụng lớn. Những vật có kích thước lớn sẽ che chắn khiến cánh tay phun khó tiếp cận làm sạch dầu mỡ trên vật dụng nhỏ. Tương tự, quá trình sấy khô cũng sẽ không sấy khô hoàn toàn bởi vật dụng kích thước lớn đã che hết. 

4. Không xếp các vật dụng thủy tinh mỏng đè lên nhau

Quá trình rửa sạch trong lồng máy, áp suất nước lớn sẽ gây ra các tác động lực mạnh có thể gây xô dịch hoặc va đập vật dụng thủy tinh lẫn nhau. Với những chén được làm từ thủy tinh mỏng, sẽ dễ dàng bị bể vỡ và hư hại.

5. Không đặt chén, dĩa chắn vòi phun nước máy rửa bát

Khi xếp bát đĩa, quý vị không nên xếp che chắn ngay cánh tay phun nước (vòi phun nước). Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả rửa sạch. Vòi phun bị ngăn cản sẽ khó tạo được áp lực mạnh hay tiếp cận vết bẩn, dầu mỡ trên chén bát trở nên khó khăn hơn.

Chỉ cần quý vị thực hiện những điều trên khi xếp chén dĩa vào máy rửa bát sẽ giúp hiệu quả làm sạch tối đa. Mặt khác, thiết bị cũng sẽ bền lâu mà không còn lo sợ bị trầy xước, hư hại lồng máy nữa.

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .