Chăm sóc người cao tuổi trong mùa dịch bệnh như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19. Do đó, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo người dân tự bảo vệ sức khỏe bản thân và chăm lo cho sức khỏe của người cao tuổi

Gia đình

1/ Hướng dẫn người cao tuổi tự bảo vệ sức khỏe theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

Người cao tuổi thường sẽ ít có “cơ hội” theo dõi nhiều kênh thông tin đại chúng như người trẻ. Vì thế, nhiệm vụ của con cái trong gia đình là hướng dẫn ông bà, cha mẹ thực hiện những biện pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phòng ngừa virus SARS-CoV-2 sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước rửa tay khô y tế.

  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và khử trùng khẩu trang thường xuyên.

  • Tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng.

  • Không tập trung ở nơi đông người.

  • Khi hắt hơi hoặc ho, nên sử dụng khăn giấy để bịt miệng, nếu không có khăn giấy thì sử dụng khuỷu tay để che chắn, tránh làm văng giọt bắn vào những người xung quanh.

2/ Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với chế độ dinh dưỡng

Một chế độ và thực đơn dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa dịch bệnh. Với người cao tuổi, quý vị hãy quan tâm bổ sung các chất sau đây:

  • Bổ sung nước giúp tăng sức đề kháng: Cơ thể người cần lượng nước cần thiết để kích thích quá trình trao đổi chất cũng như bài tiết chất thải. Ngoài nước lọc, quý vị có thể chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bằng nước ép trái cây hoặc sữa ít đường để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết.

  • Bổ sung nhiều rau xanh: Bên cạnh nước, quý vị hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh vào mỗi bữa ăn để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Sau mỗi bữa ăn, quý vị nên chuẩn bị thêm trái cây để tăng cường vitamin và kháng thể. 

  • Bổ sung nhiều chất đạm: Người cao tuổi cũng cần nạp thêm nhiều chất đạm để hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, quý vị nên ưu tiên các loại đạm dễ tiêu hóa và đủ các axit amin cần thiết như: cá, sữa, trứng và thịt trắng… 

3/ Đảm bảo chế độ ngủ nghỉ thích hợp cho người cao tuổi

Giấc ngủ sâu rất quan trọng đối với sức khỏe của người cao tuổi, vì khi nghỉ ngơi hệ miễn dịch sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi và phục hồi. Do đó, người cao tuổi cần được ngủ đủ giấc và ngủ sâu trong khoảng thời gian 22 giờ tối đến 3 giờ sáng.

Người cao tuổi cũng cần được ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Đặc biệt, trước khi đi ngủ, người già không nên ăn quá no. Quý vị có thể cho họ uống một ly sữa ấm để cải thiện giấc ngủ thay vì thức ăn nhanh hay thức ăn khó tiêu hóa.

Bên cạnh đó, quý vị cần lưu ý giặt nệm tại nhà thường xuyên để tạo môi trường ngủ sạch khuẩn và thơm tho cho người già.

4/ Khuyến khích người cao tuổi vận động nhiều hơn

Một yếu điểm của người cao tuổi là ngại vận động vì cơ thể nhanh mệt mỏi hơn lúc trẻ. Đây là dấu hiệu bình thường khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Quý vị có thể gián tiếp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bằng cách khuyến khích họ tham gia các lớp tập thể dục dưỡng sinh. Hoặc chăm sóc cây cảnh cũng là một gợi ý thích hợp vừa giúp thư giãn vừa giúp người già tận hưởng không khí trong lành do cỏ cây mang lại.

Người lớn tuổi chỉ nên vận động khoảng 30 phút mỗi ngày để cơ thể được giải phóng năng lượng và tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Ngoài ra, luyện tập thường xuyên cũng giúp người cao tuổi cải thiện hệ thống miễn dịch, cơ thể khỏe mạnh và kháng được nhiều mầm bệnh khác nữa.

Ngoài những bí quyết chăm sóc sức khỏe người cao tuổi kể trên, quý vị đừng quên quan tâm đến sức khỏe tinh thần của người cao tuổi nhé. Khi tinh thần được lạc quan, người cao tuổi sẽ sống vui khỏe hơn và hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh hơn để “ứng phó” với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Cảm ơn các quý vị đã theo dõi bài viết cùng Huongluxury!

Xem thêm: vệ sinh máy lạnhgiặt ghế sofacách diệt kiếncách đuổi chuột