Chế độ dinh dưỡng 9 tháng mang thai cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu như thế nào là đảm bảo? Ở tháng thứ 3 và tháng thứ 6 mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì và cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng nào? Có hàng tá các câu hỏi được đặt ra mà cho dù mang thai lần đầu hay lần hai, mẹ bầu chắc chắn vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Cùng Huongluxury khám phá những thông tin hữu ích dưới đây để tìm ra chế độ ăn hợp lý nhất, tốt cả cho mẹ và thai nhi nhé!

Trong nhà

Quá trình mang thai khiến các cơ quan của mẹ phải tăng cường hoạt động trao đổi chất hơn so với bình thường và cần nhiều năng lượng để đáp ứng đủ các hoạt động này. Vì vậy chế độ ăn cho mẹ bầu cũng có phần đặc biệt và khoa học hơn, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé và sức khỏe của mẹ. Dưới đây là các nguyên tắc dinh dưỡng mà mẹ bầu cần tuân thủ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất:

1. Đảm bảo cân đối các nhóm dinh dưỡng

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày với 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm:

  • Chất bột đường (carbohydrate)

  • Chất đạm (protein)

  • Chất béo (lipid)

  • Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

Tuy nhiên, tùy vào các đặc điểm mà chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng có sự khác nhau tương đối giữa các nhóm chất. Những nhóm chất này cần được cân đo thay đổi theo thời kỳ mang thai, số lượng thai, cân nặng và sức khỏe của thai nhi. Quý vị nên cân nhắc xin tư vấn từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất.

2. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là những chất dưỡng chất quan trọng, đặc biệt trong quá trình mang thai. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất khi mang thai, các mẹ cần bổ sung các chất sau trong suốt thai kỳ: Acid Folic, Canxi, Vitamin D, Protein, Sắt,….. Những vitamin và dưỡng chất này không chỉ đảm bảo cho sức khỏe của mẹ mà còn là những chất quan trọng trong việc kích thích sự phát triển toàn diện của thai nhi.

3. Kết hợp vận động

Không chỉ đơn giản là chế độ ăn uống! Trong quá trình mang thai, mẹ bầu hãy lựa chọn bài tập vận động phù hợp cho bản thân. Các động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai sẽ rất thích hợp trong giai đoạn này. Những bài tập này vừa giúp tăng độ dẻo dai vừa hỗ trợ tốt hơn cho việc “sinh nở”, nhanh chóng phục hồi vóc dáng sau sinh.

4. Các thực phẩm cần tránh 

Mẹ bầu cần tránh các thức uống có cồn như rượu, bia, các thực phẩm sống, có hàm lượng thủy ngân cao (cá kiếm, cá thu, cá nhám da cam,…), caffeine, thực phẩm chưa rửa/tiệt trùng,..để đảm bảo cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Các chất này không những ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa mà còn gây hại đến hệ thần kinh trẻ nhỏ, cho nên các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý trong việc xây dựng thực đơn cho mình nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong mỗi giai đoạn thai kỳ

1. Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cho 3 tháng đầu rất quan trọng. Trong giai đoạn, những dấu hiệu mang thai như nhức đầu, ốm nghén,… sẽ khiến các mẹ rất mệt mỏi. Như vậy, việc kết hợp ăn nhiều rau xanh, đi kèm bổ sung các khoáng chất như vitamin, sắt sẽ giúp cơ thể mẹ bầu giảm mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, quý vị nên lưu ý tham khảo các bác sĩ và chuyên gia để có một chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý nhất trong giai đoạn “nhạy cảm” này mẹ bầu nhé.

2. Dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn này, mẹ bầu nên tuân thủ chế độ ăn nhẹ nhàng, vừa phải không nên quá dồn ép để “con to”. Hãy bổ sung thêm các thực phẩm có chứa kẽm bên cạnh các khoáng chất nếu con bị thiếu cân hay chiều cao thấp. 

3. Dinh dưỡng trong 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu giai đoạn nước rút này cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Bởi đây là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội nhất cả về trí lực và cân nặng. Lúc này mẹ bầu cần bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể nhằm tránh tình trạng sinh non, giúp con hấp thụ sắt và canxi tốt hơn. Kết hợp với đó là chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ chuẩn bị cho ngày sinh nở.

Những điều cần lưu ý về chế độ ăn cho mẹ bầu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau khi mang thai:

1. Ăn quá nhiều

Với những ai lần đầu làm mẹ sẽ mang tư tưởng “ăn một cho hai”. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu rất phức tạp. Việc dư chất hay thiếu chất sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bé. Hãy xin ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn hợp lý trong suốt thai kỳ.

2. Nhịn ăn khi ốm nghén

Tình trạng ốm nghén là rất phổ biến ở các mẹ bầu. Điều này gây nên tình trạng biếng ăn, sợ ăn ở nhiều mẹ. Tuy nhiên đừng vì thế mà bỏ bữa các mẹ nhé! Hãy tìm kiếm những chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu thích hợp để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Cách hữu hiệu nhất là chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến để cải thiện tình trạng ốm nghén của mình.

Trên đây là những tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu hợp lý mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất chị em nên gặp bác sĩ để tư vấn thường xuyên. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, sẵn sàng chào đón các “thiên thần” bé bỏng của mình!

Tác giả: Google

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .