Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu: thực đơn 9 tháng mang thai

Khi biết mình mang thai, tâm trạng của người mẹ thường sẽ xen lẫn niềm hạnh phúc và một chút hồi hộp, lo sợ. Quý vị lo lắng về điều gì? Hầu như câu trả lời sẽ là chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu, bởi thai phụ nào cũng mong muốn tìm được những thực đơn hợp lý để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Để giải tỏa nỗi niềm ấy, Huongluxury sẽ gợi ý quý vị thực đơn cho mẹ bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ nhé!

Gia đình

1. Thực đơn chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên

Những ai lần đầu làm mẹ sẽ khá bỡ ngỡ, không biết mình nên bắt đầu từ những loại thực phẩm nào để bổ sung trong giai đoạn đầu mang thai. Đây là giai đoạn hình thành của thai nhi, do đó chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu lúc này cần phải chú trọng những nhóm chất và thực phẩm bảo vệ bào thai cũng như cân bằng sức khỏe cho mẹ bầu. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết các bà mẹ đều sẽ bị nghén, chán ăn, nhạt miệng…Do vậy, quý vị cần chế biến các món ăn dinh dưỡng phù hợp với khẩu vị, sở thích và hạn chế tối đa việc sử dụng dầu mỡ và các thức ăn nặng mùi khác.

Quý vị có thể thay thế dầu ăn và mỡ động vật trong nấu nướng bằng các loại dầu oliu và dầu óc chó. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, quý vị nên tránh những loại thực phẩm gây nguy hiểm cho thai nhi như rau ngót, đu đủ xanh, nhãn, dứa, nước dừa và đôi khi là hải sản nữa nhé.

Chế độ thực đơn cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên:

  • Buổi sáng: Bún/phở/bánh canh hoặc bánh mì và sữa, nước trái cây
  • Bữa phụ 1: Bắp luộc, sữa chua hoặc phô mai
  • Buổi trưa: Cơm, thịt bò xào, rau luộc, canh, trái cây
  • Bữa phụ 2: Một vài loại hạt, 1 ly sữa
  • Buổi tối: Cơm, thịt kho, đậu hũ, rau luộc, canh, trái cây
  • Bữa phụ 3: 1 ly sữa cho mẹ bầu hoặc sữa chua.

2. Chế độ thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Sau khi trải qua quãng thời gian ốm nghén, 3 tháng tiếp theo của thai kỳ sẽ là khoảng thời gian thoải mái nhất của mẹ bầu. Quý vị đã có thể ăn uống tốt hơn, ngủ ngon hơn và bắt đầu bước vào giai đoạn tăng cân nhẹ. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu ở những tháng này cần bổ sung thêm nhiều calo, đạm, sắt và chất béo. Quý vị cũng có thể bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa như sau:

  • Buổi sáng: Món chính (bún, phở, bánh canh, cơm, bánh mì…), uống vitamin tổng hợp
  • Bữa phụ 1: Trái cây, sữa chua hoặc nước ép trái cây
  • Buổi trưa: Cơm, tôm rim, rau luộc, canh (có thể thêm cua hấp), trái cây
  • Bữa phụ 2: Hạt, trái cây
  • Buổi tối: Cơm, thịt bò, rau luộc, canh, trái cây
  • Bữa phụ 3: 1 ly sữa cho mẹ bầu.

3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là khoảng thời gian mà cả mẹ và bé sẽ tăng cân khá nhanh, do bé đã phát triển mạnh hơn và chuẩn bị “lọt lòng”. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này cần phải đảm bảo số lượng và chất lượng. Đôi khi, quý vị phải chọn lọc món ăn để không gặp phải tình trạng đường trong máu cao hơn mức cho phép. Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng giàu canxi là điều vô cùng cần thiết, hãy ưu tiên những loại thực phẩm giàu canxi và các loại hạt. Ngoài ra, quý vị cần uống nhiều nước hơn, có thể bổ sung nước dừa hoặc nước mía để tăng lượng nước ối.

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ như sau:

  • Buổi sáng: Món chính, 1 ly sữa nhỏ, uống vitamin
  • Bữa phụ 1: Hạt và sữa chua hoặc phô mai
  • Buổi trưa: Cơm, tôm rim/hấp, thịt gà, canh rau, trái cây
  • Bữa phụ 2: Cháo, nước dừa
  • Buổi tối: Cơm, thịt bò, canh, rau luộc, trái cây
  • Bữa phụ 3: Sữa chua hoặc 1 ly sữa cho mẹ bầu.

4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy các mẹ bầu cần chú ý đến các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho bé và mẹ.

Đối với các mẹ bầu bị tiểu đường trong quá trình mang thai hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ nên đặc biệt chú ý hơn trong chế độ dinh dưỡng và theo dõi điều trị. Một phương pháp trị liệu tốt kèm theo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu hợp lý sẽ tránh được các ảnh hưởng xấu đến thai nhi cũng như nguy cơ khó sinh, sinh non hoặc thậm chí sảy thai sau này.

Khi thiết kế một chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu cần cân đối các nhóm dinh dưỡng sao cho đủ chất mà không thiếu hụt năng lượng. Tuy nhiên đối với chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường cần chú ý hạn chế các nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết như bánh kẹo, chè, trái cây ngọt, các món chiên xào, đồ hộp, thịt nguội.

Chế độ dinh dưỡng

Năng lượng trung bình mà các mẹ bầu cần nạp là khoảng 2.200kcal/ngày, tăng thêm 360 kcal/ngày vào 3 tháng giữa thai kỳ và tăng 475 kcal/ngày vào 3 tháng cuối thai kỳ. 

Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà các mẹ bầu bị tiểu đường có thể sử dụng để kiểm soát đường huyết cũng như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. 

  • Nhóm đạm (protein): thịt nạc, cá, đậu hũ, các loại sữa không đường, không béo
  • Chất béo (fat): các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu olive
  • Tinh bột (carb): gạo lứt, đậu đỗ, các loại tinh bột chuyển hóa chậm như khoai lang ngũ cốc, (có thể ăn cơm trắng với một lượng vừa phải, không ăn nhiều cơm trắng trong một bữa ăn, tránh làm tăng đường huyết)
  • Nhóm chất xơ: rau xanh, trái cây ít ngọt, củ quả nhiều chất xơ 

Thói quen ăn uống

Ngoài việc lựa chọn đúng nhóm thực phẩm các mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến thói quen ăn uống cụ thể như sau:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no trong một bữa và không để bụng quá đói, làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết.
  • Vận động nhẹ sau bữa ăn, thường xuyên tập thể dục với cường độ nhẹ hoặc có thể đi dạo bộ mỗi ngày
  • Không ăn vặt, nói không với đồ ăn nhanh, thức ăn không đảm bảo vệ sinh bên ngoài. 

Thực phẩm cần tránh

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà các mẹ bầu đang trong thai kỳ, đặc biệt là trường hợp tiểu đường thai kỳ cần hạn chế hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn

  • Bánh kẹo, đồ ăn đóng hộp có nhiều chất bảo quản hóa học
  • Các món ăn ngọt như chè, siro, nước ngọt, nước trái cây, sinh tố ngoài đường (vì trong quá trình chế biến người bán hàng có thể thêm vào rất nhiều đường để gia tăng hương vị)
  • Hạn chế hoặc không sử dụng đường trong gia vị nấu nướng, vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến độ ổn định đường huyết trong cơ thể.
  • Tránh xa các loại mỡ động vật, nội tạng, da của gia cầm, thịt lợn mỡ
  • Hạn chế tối đa hoa quả sấy khô, mứt trái cây,… vì chúng chứa rất nhiều đường, không tốt cho sức khỏe 
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như sữa nguyên kem, kem tươi, lòng đỏ trứng, thịt đóng hộp,…

Với những thông tin trên, hy vọng các bà mẹ sẽ có những lựa chọn khoa học về dinh dưỡng cho bản thân cũng như đảm bảo sức khỏe cho bé trước và sau khi sinh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. Các mẹ bầu có thể tham khảo và bổ sung chế độ ăn uống đủ chất cho mình để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nhé! Huongluxury chúc các quý vị luôn khỏe mạnh, và “lâm bồn” suôn sẻ!

>>> Xem thêm: quần áo trẻ sơ sinh, bình sữa cho trẻ sơ sinh, máy tiệt trùng bình sữa, nước rửa bình sữa, yếm ăn dặm