Chén dĩa nhìn sạch, có chắc đã sạch?

Dù chén dĩa nhà quý vị trông sạch sẽ là thế, quý vị có chắc chúng thực sự sạch không? Huongluxury sẽ “tiết lộ” một thực tế đáng “lo ngại” này: Vi khuẩn có thể sinh sống, phát triển ở khắp mọi nơi trong nhà của quý vị. Và chén dĩa cũng không ngoại lệ. Những sai lầm khi vệ sinh chén dĩa chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Phần lớn trong số chúng là tác nhân gây nên các bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp hoặc ăn uống. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, quý vị cần nắm rõ các bước diệt khuẩn trên chén dĩa nói riêng và nhà bếp nói chung.

Vệ sinh nhà bếp

Vi khuẩn là gì ?

Vi khuẩn là một vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là nhóm hiện diện đông đảo nhất trên thế giới, xuất hiện ở khắp mọi nơi trong đất, nước, chất thải hoặc bên trong cơ thể sống. Chúng thường sống cộng sinh hoặc ký sinh trên các sinh vật khác.

Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau: cầu khuẩn, song cầu, liên cầu khuẩn … Dù rằng tồn tại khuẩn có lợi (lợi khuẩn – được sử dụng để sản xuất thuốc chữa bệnh, lên men thực phẩm …), nhưng rất nhiều những vi khuẩn xung quanh chúng ta là nguyên nhân chính gây ra các bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm phế quản, ngộ độc thực phẩm


Nguyên nhân khiến vi khuẩn xuất hiện trên chén dĩa và cách ngăn ngừa vi khuẩn

Khi rửa chén hoặc vệ sinh nhà bếp, những thói quen sai lầm sau đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn bám lại và sinh sôi nảy nở:

1. “Lười” thay miếng rửa chén, dụng cụ cọ rửa

Hơn 75% các dụng cụ nhà bếp và vệ sinh chén đĩa trong nhà bếp đã được các nhà khoa học chứng minh có chứa các loại vi khuẩn gây bệnh như Coliform và E.coli. Việc không thay miếng rửa chén hoặc các dụng cụ cọ rửa thường xuyên chính là điều kiện lý tưởng cho chúng tích tụ và lan sang chén dĩa khi lau chùi.

Mặt khác, trong khi sử dụng thì quý vị cũng không được quên làm sạch miếng bọt biển rửa chén thường xuyên để loại bỏ cặn bẩn và vi khuẩn. Quý vị nên thay miếng mút rửa chén định kỳ khoảng 2-3 ngày/lần. Với các loại bàn chải cọ rửa, quý vị có thể xịt các loại thuốc khử trùng hoặc rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.

2. Ngâm chén dĩa trong bồn rửa

Một trong những sai lầm thường thấy khi rửa chén dĩa chính là ngâm chúng trong nước trong thời gian dài. Thậm chí nhiều gia đình còn để ngâm qua đêm đến ngày hôm sau mới rửa. Hành động này gián tiếp “nuôi dưỡng” một ổ vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của quý vị và những người thân trong gia đình.

Bởi chén dĩa để càng lâu thì lượng thực phẩm bám lại sẽ càng khó rửa và lên men, sinh ra mùi hôi. Tốt nhất là sau khi dùng bữa xong, quý vị nên rửa ngay chén dĩa để ngăn ngừa vi khuẩn bám lại.

Sử dụng nước rửa chén chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn

Để quá trình loại bỏ vi khuẩn được hiệu quả hơn và giúp chén dĩa sạch hơn, Huongluxury khuyên quý vị sử dụng nước rửa chén Sunlight Chanh & Lá Bạc Hà. Với chất kháng khuẩn từ thiên nhiên như tinh chất chanh và lá bạc hà, cùng khả năng loại bỏ 99,9% vi khuẩn, Sunlight Chanh & Lá Bạc Hà không những đánh bay dầu mỡ như các loại nước rửa chén thông thường mà còn được cải tiến thêm tính năng diệt khuẩn vượt trội.

Đồng thời, sản phẩm còn được Bệnh Viện Da Liễu Trung ương chứng nhận an toàn với các loại da với tinh chất từ thiên nhiên. Do vậy, chén dĩa sẽ luôn sạch khuẩn và không còn mùi khó chịu.

Quý vị có thể tìm mua nước rửa chén Sunlight Chanh & Lá Bạc Hà tại ĐÂY

3. Sử dụng nước rửa chén không rõ nguồn gốc

Ông bà ta có câu: “Của rẻ là của ôi”. Đừng vì ham rẻ mà sử dụng những loại nước rửa chén không rõ nguồn gốc đang bày bán tràn lan trên thị trường quý vị nhé. Bởi lẽ không những không làm sạch hoàn toàn thức ăn thừa và vi khuẩn bám trên chén dĩa, các loại nước rửa chén này còn khiến cho da quý vị bị kích ứng, mẩn ngứa do các thành phần hóa học nồng độ cao. 

4. Lau chùi chén dĩa không đúng cách

Đối với những dụng cụ chạm vào thịt sống trong quá trình chế biến như dao, muỗng, nĩa …, khi rửa quý vị nên đeo găng tay và dùng nước nóng để tránh lây nhiễm chéo. Phải luôn nhớ rằng bếp sạch, chén sạch là yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, quý vị cũng không nên lau khô tay vào khăn cũ và bẩn. Hãy sử dụng một chiếc khăn mới sạch sẽ để dành riêng lau khô tay.

5. Không thường xuyên vệ sinh bếp

Tốc độ sinh sôi và lây lan của vi khuẩn là cực kỳ nhanh, đặc biệt ở những nơi ít được thường xuyên vệ sinh trong căn bếp như kệ đựng chén đĩa, khu vực nấu ăn, bồn rửa… Do đó, quý vị nên lau chùi căn bếp, định kỳ, đặc biệt là các ngóc ngách bằng những chất tẩy rửa chuyên dụng để ngăn chặn sự phát triển của chúng.

6. Máy rửa chén – nơi ẩn náu lý tưởng của vi khuẩn

Một vài hộ gia đình thường xuyên dùng máy rửa chén để tiết kiệm thời gian và công sức, nhưng lại không biết cách sử dụng máy rửa chén sao cho đúng. Việc sử dụng sai cách biến dụng cụ này thành nơi sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là hai loại nấm Exophiala dermatitidis và E. phaeomuriformis. Quý vị có thể tìm hiểu cách vệ sinh máy rửa chén để loại bỏ vết bẩn và vi khuẩn tại ĐÂY.

Hi vọng là qua những chia sẻ trên của Huongluxury, quý vị đã được trang bị thêm những kiến thức nhằm giữ cho nhà bếp và các dụng cụ chén dĩa luôn được sạch sẽ, góp phần bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những vi khuẩn gây hại.

Xem thêm: