Có nên xức dầu gió khi bị côn trùng cắn không?

Dầu gió có rất nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày như chữa đau bụng, nhiễm lạnh, xua đuổi côn trùng…Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người thường sử dụng dầu gió như một thói quen, điển hình là khi bị côn trùng cắn. Điều này có thực sự tốt hay không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết ngay sau đây.

Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

Xức dầu gió khi bị côn trùng cắn – nên hay không?

Một trong những công dụng của dầu gió là xua đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi. Do đó, rất nhiều người đã sử dụng dầu gió như một loại tinh dầu thơm để tránh muỗi đốt. Tuy nhiên, quý vị không nên lạm dụng loại dầu này để xức lên da khi bị côn trùng cắn

Không ít trường hợp vì dùng quá nhiều dấu gió để bôi lên người khiến cơ thể nóng lên bất thường. Lúc ấy, không những vết cắn không được chữa lành mà vết thương còn bị ảnh hưởng. Bởi lẽ, có nhiều vết thương cần được giữ sạch và sử dụng thuốc bôi đặc thù, nếu vội vàng xức dầu gió có thể làm da bị viêm nhiễm nặng hơn. Vì vậy, quý vị nên tìm hiểu rõ về vết thương trên da và phần hướng dẫn sử dụng trên chai dầu rồi mới xức. 


Các bước cần làm khi bị côn trùng cắn

  • Bước 1: Làm sạch vết thương

Các vết thương do côn trùng cắn có thể có độc hoặc không. Tuy nhiên, da đều bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Vì vậy, việc đầu tiên quý vị cần làm đó chính là làm sạch phần da này. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, quý vị nên sử dụng dung dịch sơ cứu vết thương chuyên dụng. Nếu không có sẵn, quý vị có thể lấy một ít xà phòng hòa tan với nước ấm để dùng. Tuyệt đối không dùng nước nóng để rửa vết thương. Nhiệt độ cao sẽ làm phần da này bị loét ra nhiều hơn. 

  • Bước 2: Giảm đau, giảm sưng

Độc tố bên trong nhiều loại côn trùng rất cao, có thể khiến da quý vị lập tức bị viêm đỏ, sưng tấy. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, cảm giác đau đớn lại càng rõ nét hơn. Trong trường hợp này, quý vị cần phải làm giảm sưng cho phần da bị thương. Hãy sử dụng một chiếc túi sạch đựng đá lạnh bên trong và đặt lên vết thương. Tuy nhiên, nếu phần da này đã bị bưng mủ, rộp nước thì quý vị cần đảm bảo chúng không bị vỡ ra. Nếu không nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Quý vị có thể sử dụng một miếng băng gạc sạch đặt lên trên phần vết thương trong trường hợp này. 

  • Bước 3: Đến cơ sở ý tế gần nhất để được chữa trị

Quý vị không thể nhận dạng một cách chính xác vết cắn do loại côn trùng nào gây ra nếu không nhìn thấy cụ thể. Nếu tự ý chữa trị ở nhà thì vết thương có thể sẽ trở nên nặng hơn hoặc không thể loại bỏ nọc độc hoàn toàn. Tốt nhất quý vị nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn. 


Cách phòng tránh côn trùng cắn

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và các khu vực xung quanh, đặc biệt là những bụi rậm, nhiều cây cối mọc để côn trùng có hại không còn nơi sinh sôi, phát triển

  • Bỏ màn khi đi ngủ. Sử dụng tinh dầu thơm tự làm để đuổi côn trùng trong phòng

  • Dùng các loại thuốc diệt côn trùng nếu cần. Quý vị cung có thể thuê dịch vụ đuổi côn trùng tại nhà

  • Tránh xa những khu vực có nhiều côn trùng sinh sống, không tự ý chọc phá tổ ong…

Côn trùng cắn là tình trạng khá phổ biến, nhưng cũng cần quý vị hết sức chú ý khi xử lý để tránh những biến chứng nguy hiểm. Chúc quý vị thực hiện thành công và cả nhà luôn khỏe mạnh!