Điều mẹ cần làm từ hôm nay để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh hô hấp

Các bệnh hô hấp thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa đông xuân hoặc những thời điểm giao mùa. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp đã gây ra 10 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Vì vậy mẹ cần nắm được những phương pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ đúng cách để ngăn ngừa các bệnh hô hấp.

Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

1. Nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ thường gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khói, khí độc… xâm nhập. Nhất là các chủng virus, vi khuẩn như liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi cũng khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp hơn.


2.Các căn bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ

Bệnh hô hấp bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa, cảm lạnh… Cơ quan hô hấp chính là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mọi yếu tố từ môi trường. Do đó, chúng rất dễ nhiễm và mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ em vốn có hệ miễn dịch còn non yếu.

2.1. Nguy cơ, tác hại của bệnh hô hấp

Có khá nhiều mẹ vẫn còn thờ ơ và chủ quan, nghĩ rằng bệnh hô hấp ở trẻ là đơn giản và không đáng lo ngại, một vài ngày hoặc tuần lễ là khỏi. Thế nhưng, nếu không được điều trị đúng theo phác đồ và kịp thời thì về lâu dài, trẻ có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi; hay nguy hiểm hơn là suy hô hấp dẫn đến tử vong.

2.2. Các triệu chứng của bệnh hô hấp

Triệu chứng bệnh hô hấp rất đa dạng, nhưng các mẹ có thể quan sát thông qua những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Trẻ sốt cao, thân nhiệt dao động từ 39-40oC (nhiệt độ trung bình của cơ thể trẻ là 37oC). Có thể đi kèm các triệu chứng ngứa, đau mắt, chảy nước mắt.
  • Trẻ ho nhiều hơn thường ngày, ho từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm.
  • Trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng. Kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn.
  •  Khó thở: Mẹ cần lưu ý khi đã xuất hiện triệu chứng này ở trẻ thì bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, nếu không chữa trị kịp thời thì rất có thể chuyển sang viêm đường hô hấp trên mãn tính.
  • Trẻ bị đau đầu kéo dài (do viêm xoang gây ra).

3. Cách phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ

3.1. Vệ sinh cá nhân cho trẻ và nơi ở

Theo tư vấn của các y bác sĩ đầu ngành, để phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ, quý vị cần thực hiện vệ sinh cá nhân cho bé hằng ngày như: rửa tay đúng cách thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi ăn hay khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng và tập thói quen cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng cần giữ cho môi trường sống xung quanh trẻ được thông thoáng, sạch sẽ để ngăn chặn các bệnh hô hấp. Huongluxury khuyên mẹ vệ sinh nhà cửa hàng ngày với nước lau sàn chuyên dụng như Nước lau sàn Sunlight thiên nhiên chiết xuất Tre & Lô hội. Dòng nước lau sàn này chứa chiết xuất thiên nhiên từ Tre & Lô hội, cùng với thành phần làm sạch 100% nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp đánh bay vết bẩn trên sàn, cho sàn sạch bóng, an toàn và thơm dịu nhẹ. Nước lau sàn Sunlight thiên nhiên chiết xuất Tre & Lô hội được Viện Da Liễu Trung Ương kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn cho da, do vậy nó hoàn toàn phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ. Nhờ vậy, quý vị có thể yên tâm sử dụng để vệ sinh sàn hàng ngày.

3.2. Giữ ấm cơ thể cho trẻ

Mẹ cần đảm bảo cơ thể của trẻ nhỏ phải luôn được giữ ấm. Những vị trí cần được giữ ấm gồm cổ, ngực, bụng, bàn tay, bàn chân, đặc biệt là vào những ngày thời tiết trở lạnh. 

Quý vị hãy mặc áo ấm cho trẻ khi ra ngoài trời, với phòng ngủ phải luôn luôn kín gió. Khi tắm cho trẻ phải tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không cho trẻ ngồi hoặc nằm quá lâu trước quạt gió hoặc máy lạnh.

3.3. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Đây là một trong những cách phòng bệnh hô hấp mà các mẹ nên áp dụng ngay. Hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ, đa dạng và cân bằng dinh dưỡng giữa 4 nhóm chất (bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất) nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ. 

Ngoài ra, quý vị nên thường xuyên nhắc trẻ uống nhiều nước, không nên hoặc hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm, thức uống lạnh như nước đá, kem…

3.4. Chích ngừa cho trẻ

Hiện nay, tiêm vắc xin chính là phương pháp đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất để phòng bệnh hô hấp. Quý vị cần lưu ý lịch chích ngừa cho bé với đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như vắc xin Synflorix (đối với trẻ từ 6 tháng tuổi – 5 tuổi) và Prevenar 13 (dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết; vắc xin cúm (trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) phòng bệnh cúm mùa…

3.5. Thường xuyên mang khẩu trang khi ra đường

Hệ miễn dịch của trẻ em vốn rất nhạy cảm, trong khi môi trường bên ngoài rất ô nhiễm với vi khuẩn, khói xe, bụi bặm… Vì vậy, mẹ nhớ luôn đeo khẩu trang đúng cách cho bé khi đi ra đường hoặc đến những nơi đông người.

Mặt khác, mẹ nên tham khảo chọn mua các dòng khẩu trang cho bé với đúng kích thước và độ tuổi. Những dòng khẩu trang này được thiết kế riêng dành cho trẻ nhỏ giúp bảo vệ sức khỏe mà không gây khó chịu khi đeo.

3.6. Đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bệnh hô hấp

Khi trẻ có các biểu hiện của bệnh hô hấp, mẹ hãy đưa bé đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được theo dõi hoặc điều trị ngay lập tức, không nên tự ý mua thuốc về cho trẻ uống để tránh những biến chứng xấu xảy ra.

Với tình hình thời tiết, môi trường sống ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, cộng thêm diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các mẹ cần phải thực hiện ngay những biện pháp trên để ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp ở bé yêu nhé!

>>> Xem thêm: