Nguyên nhân nào khiến trị da tay khô nứt nẻ không thành công?

Da tay khô nứt nẻ là tình trạng không hiếm gặp. Đặc biệt chị em phụ nữ là đối tượng dễ bị khô da tay nhất. Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bị. Bài viết sau sẽ chỉ ra nguyên nhân vì sao quý vị áp dụng các cách chữa da tay khô nứt nẻ không thành công.

Gia đình

1. Dấu hiệu nhận biết da tay bị khô

Quý vị có thể nhận biết tình trạng da tay bị khô nứt nẻ qua các dấu hiệu sau:

  • Những người bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khô da tay nhẹ là có cảm giác khô da, đôi khi ngứa và độ nhạy cảm ngoài da tăng lên.

  • Trường hợp nặng hơn, da tay người bị sẽ khô ráp, bề mặt da rải rác những vảy da và xuất hiện một số vết nứt.

  • Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến những thương tổn nặng trên bề mặt da, thúc đẩy viêm da và mắc một số bệnh ngoài da khác.

2. Những lý do chính khiến da tay khô nứt nẻ 

  • Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Tay là vùng da ít được bảo vệ và liên tục tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thời gian dài sẽ khiến các mô da tay bị hư tổn, kích ứng và gây ra tình trạng khô nứt nẻ.

  • Rửa tay thường xuyên với chất tẩy rửa mạnh: Đây là biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, khi quý vị rửa tay thường xuyên với xà phòng có nồng độ tẩy rửa cao sẽ khiến lớp sừng của da tay bị hư hại. Dẫn đến hiện tượng da mất độ ẩm và gây ra tình trạng da tay khô nứt nẻ. 

  • Sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh: Các loại xà phòng nước giặt, nước rửa chén, nước lau nhà… đều là những sản phẩm có chứa hàm lượng lớn chất tẩy rửa. Khi tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa độc hại này sẽ gây khô da. Đồng thời, làm mất các dưỡng chất của da tay dẫn đến tình trạng da bị oxy hóa mạnh.

  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh: Trong quá trình điều trị bệnh, tình trạng da tay bong tróc dữ dội là điều rất phổ biến. Vì một số thuốc đặc trị huyết áp, lợi tiểu… sẽ gây cản trở quá trình tổng hợp dinh dưỡng và cung cấp ẩm của da.

  • Đổ mồ hôi tay thường xuyên: Một số người có cơ địa thường xuyên đổ mồ hôi ở tay, tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe da tay. Bởi vì, đổ mồ hôi thường xuyên sẽ làm bề mặt da liên tục ẩm ướt. Đây là một điều kiện thuận lợi vi khuẩn, nấm phát triển và gây nhiễm trùng, bong tróc da.

  • Bị bệnh chàm bội nhiễm: Bệnh chàm là một bệnh về da, nguyên nhân gây ra là do sự giãn nở của da. Khi mắc phải bệnh này, da trên khắp cơ thể liên tục bị bong tróc thành nhiều lớp và trong đó có da tay. 

3. Những nguyên nhân khiến việc điều trị da tay khô nứt nẻ không thành công

Khám được nguyên nhân sẽ giúp quý vị áp dụng các cách trị da tay bị khô nứt nẻ thành công. Sau đây, Huongluxury sẽ chỉ ra những những nguyên nhân phổ biến khiến da tay quý vị cứ mãi bị bong tróc:

  • Tắm với nước nóng: Việc tắm với nước nóng quá lâu sẽ khiến các mạch máu giãn ra, lớp da ngoài cùng mất đi độ ẩm, nhanh chóng mất nước và sẽ rất khô. Đồng thời, khi tắm nhiều người thường dùng bông tắm hoặc bàn chải chà mạnh lên da. Nếu sử dụng chúng sẽ khiến làn da khô nứt nẻ càng thêm tổn thương và nghiêm trọng hơn. Khi da tay đã bị khô nứt nẻ, quý vị cần phải lưu ý chỉ nên tắm nước ấm hơn nhiệt độ cơ thể một chút, không chà xát lên vùng da khô và không được tắm quá lâu. 

  • Uống ít nước: Nước rất quan trọng đối với sức khỏe và làn da của quý vị. Nước giúp giữ ẩm cho da từ sâu bên trong và kích thích phục hồi những vùng da bị tổn thương. Nếu quý vị không bổ sung đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến da bị khô và già nua. Để da tay không bị khô nứt nẻ, quý vị cần phải uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, dù mùa đông quý vị cũng phải giữ thói quen này.

  • Sử dụng xà phòng tắm: Nguyên nhân chiếm số đông khiến điều trị da tay bong tróc không thành công là do không đổi loại xà phòng sử dụng. Xà phòng tắm tẩy rửa mạnh giúp cho da của quý vị sạch bóng. Nhưng khi dùng, nó cũng lấy đi phần lớn lượng dầu – chất giúp duy trì độ ẩm trên da. Vì vậy, nếu da tay của quý vị đang điều trị da tay khô nứt nẻ nên chọn lựa loại xà phòng có độ pH trung tính và chiết xuất từ thành phần thiên nhiên sẽ nhẹ nhàng cho làn da hơn.

  • Tiếp xúc chất tẩy rửa nhưng không dùng găng tay: Da tay bị khô và nứt nẻ, nhưng khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa như nước giặt, nước rửa chén… mà không sử dụng găng tay sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Vùng da tay bị tổn thương sâu hơn, lâu lành và nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng da. Vì thế, quý vị nên đeo bao tay để bảo vệ da tay và cân nhắc chọn sản phẩm nước giặt hay nước rửa chén dịu nhẹ không gây khô da tay.

4. Chăm sóc da tay khô nứt nẻ đúng cách

  • Chú trọng các biện pháp chăm sóc da tay và dùng kem dưỡng da tay để giúp giữ ẩm, làm mềm bề mặt da và cải thiện tình trạng khô ráp.

  • Ăn nhiều hoa quả tươi và bổ sung nước cho cơ thể để tránh tình trạng khô da ở các ngón tay.

  • Hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo găng tay khi sử dụng các chất tẩy rửa, để tránh da tay lâu lành và có thể gây ra tình trạng nặng hơn.  

  • Nếu da thường xuyên xảy ra tình trạng khô nứt nẻ, quý vị nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị thuốc đúng cách.

Hy vọng qua bài viết của Huongluxury, quý vị có thể biết được những nguyên nhân khiến việc điều trị da tay của mình không thành công. Để quý vị có thể khắc phục tình trạng này và biết cách bảo vệ da tay của mình cũng như người thân trong gia đình.

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Unilever Vietnam. .