Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng tránh

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Bệnh rất dễ mắc phải cũng như có khả năng lây lan nhanh chóng ở những môi trường kém vệ sinh và thường bùng phát mạnh vào mùa mưa bão. Hãy cùng Huongluxury tìm hiểu về những thông tin cần thiết căn bệnh này để để phát hiện, phòng chống và điều trị kịp thời.

Gia đình

Sốt xuất huyết là gì? Có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở người do một loại siêu virus có tên là Dengue gây ra cho mọi loại đối tượng ở mọi lứa tuổi. Virus Dengue không thể lây truyền trực tiếp qua người mà phải thông qua vết đốt của vật trung gian là loài muỗi cái Aedes Aegypti. Sốt xuất huyết dạng nhẹ khiến cơ thể phát ban, sốt cao, đau nhức toàn thân đặc biệt ở vùng cơ và các khớp. Trong khi dạng nặng thì có thể gây xuất huyết, hạ huyết áp đột ngột dẫn đến nguy cơ tử vong nhanh chóng.

Và theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì số lượng bệnh nhân mắc phải bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng trở lại. Với ước tính trung bình mỗi năm có khoảng 300 triệu người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này trong đó số ca tử vong chiếm đến hơn 2%. Vì vậy sốt xuất huyết được coi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong ở người nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết cho trẻ và người lớn

1. Do bị muỗi Aedes đốt và lây truyền virus

Đây là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết phổ biến nhất là do muỗi sốt xuất huyết, có tên gọi là muỗi Aedes. Muỗi cái Aedes trong tự nhiên hút máu mang virus Dengue nhưng không biểu hiện triệu chứng hoặc người mắc bệnh sốt xuất huyết. Sau đó muỗi bắt đầu tiêu hóa máu nhiễm virus Dengue, nhờ vậy mà loại virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể của muỗi từ 10 đến 12 ngày. Trong quá trình đó, thì Aedes đang mang mầm bệnh sẽ tiếp tục kiếm ăn thông qua việc đốt, hút máu người. Và thông qua vòi muỗi, virus Dengue sẽ đi vào bên trong cơ thể người khỏe mạnh. Sau đó, người bị đốt sẽ phát bệnh sau khoảng từ 4 đến 13 ngày. Quá trình hút máu người này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian sống còn lại của muỗi Aedes mang mềm bệnh. Vì vậy, muỗi Aedes mang mầm bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền bệnh cho nhiều người khỏe mạnh cùng một lúc.

>>> Xem thêm chi tiết: Muỗi sốt xuất huyết

2. Qua đường truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm

Người khỏe mạnh dễ dàng mắc bệnh sốt xuất huyết trong trường hợp được bơm truyền máu của người mang mầm bệnh hoặc dùng chung kim tiêm chưa khử trùng với người bệnh.

Sốt xuất huyết còn có thể lây truyền từ mẹ bầu sang trẻ sơ sinh. Khi người mẹ bị nhiễm bệnh (mắc bệnh trong vòng 10 ngày trước khi sinh), virus Dengue sẽ thông qua đường máu của mẹ mà xâm nhập vào cơ thể của thai nhi. Do đó, thai nhi sẽ có nguy cơ lây nhiễm sốt xuất huyết rất cao và thường sẽ có biểu hiện cụ thể sau khi thai nhi được sinh ra từ 3 đến 11 ngày.

3. Các nguyên nhân khác

Ngoài 2 nguyên nhân trên, thì có một số nguyên nhân gây ra truyền nhiễm sốt xuất huyết khác mà ít gặp như: Virus Dengue có thể tồn tại và lây truyền qua rác thải y tế, chế phẩm máu, kim tiêm… ở trong các bệnh viện hoặc sơ sở y tế.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

1. Sốt xuất huyết thể nhẹ

Bệnh nhân thường bắt đầu với các cơn đau mỏi, phát ban, nhức đầu… và đi kèm với triệu chứng sốt cao từ 39 đến 40 độ. Cơn sốt sẽ kéo dài từ 2 đến 7 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm hay rất khó hạ sốt.

2. Sốt xuất huyết thể nặng

Sốt cao lên đến 39 hoặc 40 độ C, cơn sốt xuất hiện đột ngột, khó hạ và kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Và kèm theo các triệu chứng như: Xuất hiện hiện tượng xuất huyết ngoài da, chảy máu cam và máu chân răng, ói ra máu, đi cầu phân đen… Xuất hiện các triệu chứng do hạ huyết áp như cảm giác đau bụng dữ dội, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã… Ở dạng sốt này nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tử vong. Trong đó, tỉ lệ tử vong ở trẻ nhỏ rơi vào khoảng 30 đến 40%.

Cách điều trị và phòng chống sốt xuất huyết

1. Cách phòng chống sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất chính là tiêu diệt muỗi vằn cũng như hậu duệ của chúng là trứng muỗi, bọ gậy hay lăng quăngphòng chống muỗi đốt.

Loại bỏ nơi sinh sản và phát triển của muỗi như những nơi thường đọng nước bằng cách:

  • Thả cá bảy màu vào tất cả các vật chứa nước trong nhà như giếng nước, chum, vại, lu… để diệt bọ gậy, lăng quăng.

  • Thu gom và vứt bỏ các vật dụng phế thải xung quanh nhà như: chai lọ vỡ, ống bơ, lon nước…

  • Thường xuyên dọn vệ sinh môi trường như phát quang lùm cây, cắt tỉa gọn gàng cho các bụi cỏ, cây xanh um tùm, vệ sinh sạch sẽ cống rãnh trong nhà hoặc sân vườn…

  • Lật úp các dụng cụ chứa nước như: thau chậu, gàu nước… khi không dùng đến tránh để đọng nước làm nơi lý tưởng cho muỗi sinh sản.

  • Thường xuyên thay nước và chà rửa chum, vại, lu, khạp…

Phòng chống muỗi đốt bằng các cách sau:

  • Thường xuyên mặc quần áo dài tay và ngủ trong mùng (kể cả ban ngày).

  • Sử dụng các sản phẩm diệt muỗi trong nhà như: kem đuổi muỗi, nhang muỗi, vợt điện diệt muỗi…

  • Đóng kín cửa sổ vào buổi chiều tối để tránh muỗi bay vào bên trong nhà…

2. Cách điều trị sốt xuất huyết

Khi phát hiện các triệu chứng đáng nghi ngờ của bệnh sốt xuất hiện trên cơ thể, quý vị phải lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hy vọng qua bài chia sẻ trên, các quý vị đã có thêm nhiều kiến thức về cách phòng chống và điều trị sốt xuất. Hãy ghé thăm Huongluxury mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật bổ ích cho cả gia đình thân yêu nhé!

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .