Tại sao chúng ta hay gọi Tết trung thu – Tết đoàn viên?

Từ rất lâu rồi, ngày rằm tháng tám hàng năm được biết với rất nhiều cái tên như ngày tết trung thu, tết thiếu nhi, tết trông trăng hay tết hoa đăng. Trẻ em mong ngóng đến ngày này để được coi múa lân, rước đèn và ăn bánh nướng, bánh dẻo… Nhưng ít ai biết rằng tết trung thu còn được gọi bằng một cái tên hết sức thân thương đó là tết đoàn viên.

Gia đình

Tại sao lại nói Tết trung thu là Tết đoàn viên?

Vẫn là thói quen và niềm mong ước của những người con xa nhà, có lẽ mùa trăng rằm tháng tám là mùa trăng đẹp nhất. Mùa trăng chất chứa biết bao tình yêu thương bình dị. Dù cuộc sống có như thế nào, khó khăn hay sang giàu, thiếu thốn hay sung túc thì ai cũng mong được đón mùa trăng tháng tám cùng gia đình, san sẻ tình yêu thương với nhau. Tết trung thu là dịp mà con cháu thể hiện tình cảm của mình với ông bà, cha mẹ bằng những mâm cỗ cúng trung thu, là dịp mà mọi người có thể ngồi cùng nhau ngắm trăng và kể nhau nghe những vui buồn cuộc sống. Đó là lý do tại sao người ta lại gọi tết trung thu là tết đoàn viên.


Những hoạt động trong ngày tết đoàn viên

Ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm với một số lễ vật đơn giản như bưởi, cam, thanh long, bánh kẹo và trà, rượu. Sau đó, tất cả mọi người cùng bày mâm ra sân vừa ngắm trăng, vừa quây quần thưởng thức những món ngon đã chuẩn bị sẵn. 

Các gian hàng bánh trung thu từ đầu tháng 7 âm lịch đã nô nức bày bán các mẫu bánh nướng, bánh dẻo với đủ các loại nhân mặn, ngọt để phục vụ người tiêu dùng. Bởi lẽ, vào dịp này người ta vẫn giữ truyền thống trao tay nhau những chiếc bánh, ly trà để bày tỏ lòng biết ơn và cầu chúc nhiều điều tốt lành sẽ đến. Bánh trung thu có ý nghĩa thể hiện sự đoàn viên, đầy đủ thành viên của gia đình. Ngoài ra bánh trung thu truyền thống có hình vuông và hình tròn thay cho lời cảm ơn của người nông dân với thiên nhiên đã ban cho họ một vụ mùa bội thu.

Thời gian trôi qua, có lẽ chúng ta sẽ ít thấy những gian hàng lồng đèn giấy, mặt nạ, ông tiến sĩ và đồ chơi như tò he xuất hiện trên phố. Nhưng đâu đó ở một số vùng miền, trong các con hẻm nhỏ, người ta vẫn lưu truyền và bảo tồn nét văn hóa xưa của dân tộc. Tuy cuộc sống có thay đổi, tết trung thu vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống của nó. Trẻ em vẫn háo hức mong chờ, rộn ràng cùng đèn lồng, múa lân, lễ hội ở địa phương và cả những phút giây được quây quần bên gia đình, cùng chia nhau chiếc bánh trong ngày tết đoàn viên này. Có lẽ vì thế, trung thu ngọt ngào nhất trong kí ức của mỗi người là trung thu của những ngày thơ bé, khi mà chúng ta chưa phải vướng bận gì nhiều với cơm áo gạo tiền.

“Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường…” Câu hát này vẫn vang lên mỗi dịp tết đoàn viên. Tuy cuộc sống hiện đại đang cuốn chúng ta đi nhanh hơn, nhưng tết trung thu vẫn mãi là dịp để ta sống chậm lại và trao gửi yêu thương khi còn có thể. Hãy tạm gác lại những bộn bề ngoài kia để ngồi lại bên nhau, trao yêu thương và chia sẻ những điều ngọt ngào trong đêm trăng đoàn viên quý vị nhé. Huongluxury thân chúc các quý vị một có một cái tết đoàn viên ấm áp!