Hóa chất độc hại trong dung dịch lau rửa nhà bếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gia đình quý vị

Nhà bếp là nơi giúp các chị em nội trợ chế biến ra những món ăn ngon, giàu dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho những người thân yêu. Và việc sử dụng nước lau bếp để giúp không gian nhà bếp luôn sáng bóng, sạch khuẩn thuận tiện hơn cho việc nấu nướng là rất cần thiết. Hãy cùng Huongluxury tìm hiểu về các thông tin quan trọng về loại hóa phẩm tẩy rửa này nhé!

Vệ sinh nhà bếp

Nhận biết hóa chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa nhà bếp ảnh hưởng đến sức khỏe

Nước lau bếp được coi là trợ thủ đắc lực của các chị em trong việc tẩy rửa, đánh bóng, khử trùng mọi đồ vật, bề mặt trong không gian bếp. Giúp cho nhà bếp luôn sạch sẽ, sáng bóng, lưu lại hương thơm dễ chịu và mang lại tinh thần thoải mái, vui tươi trong công việc bếp núc. Tuy nhiên, không phải nước lau bếp nào cũng tiện lợi và an toàn. Huongluxury xin chia sẻ đến quý vị 5 hóa chất độc hại gây hại cho sức khỏe thường có trong thành phần nước lau bếp mà quý vị nên tránh xa.

1. Ammonia

Ammonia là một loại khí không màu, mùi hắc, dễ bay hơi, không để lại vệt, có tác dụng tẩy rửa và làm sáng bóng bề mặt của nhiều chất liệu khác nhau. Do đó, ammonia được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tẩy rửa như: nước lau bếp, nước rửa chén, nước lau kính, chất đánh bóng sàn nhà

Tuy nhiên, ammonia lại có tính ăn mòn mạnh, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, cụ thể như sau:

  • Qua đường hô hấp: Ngửi phải nồng độ ammonia cao trong không khí sẽ gây bỏng niêm mạc mũi, họng và đường hô hấp. Từ đó, gây ra bệnh hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp.

  • Tiếp xúc qua da hoặc hệ hô hấp: Nếu quý vị vô tình để da, mắt, mũi hoặc miệng tiếp xúc trực tiếp với amoniac đậm đặc, có thể dẫn đến bỏng hoặc hoại tử với các bộ phận này.

  • Nuốt phải: Trong trường hợp ăn hoặc uống ammonia đậm đặc sẽ gây bỏng miệng, cổ họng, phổi hoặc dạ dày.

2. Phthalates

Phthalates là một chất gây rối loạn nội tiết có thể khiến chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới bị suy yếu. Nó cũng gây ra hiện tượng biến đổi nội tiết tố ở trẻ nhỏ khiến bé gái dậy thì sớm trong khi bé trai có xu hướng nữ tính. Phthalates thường được tìm thấy trong thành phần của nước rửa chén, dung dịch diệt khuẩn, sản phẩm tạo mùi thơm, đồ chơi dỏm…

Phthalate rất dễ bay hơi trong không khí và có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp hoặc qua việc da tay tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm có chứa thành phần này.

Trên bao bì sản phẩm thường hạn chế hoặc không đề cập đến hóa chất nguy hiểm này. Mà sẽ thay vào đó dòng chữ “fragrance” trong thành phần với ý nghĩa là “chất tạo mùi” hay “hương thơm”. Quý vị nên hạn chế mua và sử dụng những thương hiệu nước lau bếp có dòng chữ này trong thành phần sản phẩm.

3. Triclosan

Triclosan có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại vi khuẩn hoặc nấm mốc. Chất này thường được tìm thấy nhiều nhất ở trong các loại nước rửa chén hoặc sản phẩm tẩy rửa nhà bếp. Triclosan thường được in trên nhãn mác sản phẩm với dòng chữ “kháng khuẩn” để tạo thêm sự hấp dẫn cho người dùng. 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Triclosan làm ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất của các hormone trong tuyến giáp. Do đó, ngoài công dụng kháng khuẩn, Triclosan còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch và gây co thắt các khớp nối trong cơ tim, xương khớp của người tiêu dùng.

4. Sodium Hydroxide

Sodium Hydroxide là một chất tẩy rửa có nguồn gốc từ kiềm với độ PH bằng hoặc lớn hơn 8 và cũng có tính ăn mòn mạnh. Đây cũng là chất được sử dụng trong các dung dịch tẩy rửa như nước lau bếp, chất tẩy lò nướng, nước thông bồn cầu,… nhằm tăng hiệu quả tẩy rửa của các sản phẩm này. Nếu chẳng may hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với Sodium Hydroxide sẽ dẫn đến nguy cơ bỏng mắt, ngứa rát hoặc phòng rộp da, khó thở, ho rát, nôn mửa…

5. 2-Butoxyethanol

2-Butoxyethanol là thành phần chính trong nhiều loại dung dịch lau kính, chất tẩy rửa lò nướng, nước lau bếp và chất tẩy rửa đa năng. 2-Butoxyethanol thường có hương thơm nhẹ, dễ chịu và rất dễ bay hơi. Do đó, nếu như thường xuyên hít phải chất này có thể gây đau họng, phù phổi, tổn thương gan hoặc gây ra kích ứng mắt và da thông qua việc tiếp xúc.

Làm thế nào để nhà bếp luôn sạch sẽ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe

Huongluxury xin chia sẻ đến quý vị các mẹo hay giúp vệ sinh và giữ nhà bếp luôn sạch sẽ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Khử mùi nhà bếp bằng cây cỏ hoặc tinh dầu

Các chất tạo mùi hương nhân tạo trong các loại hóa phẩm tẩy rửa đều gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Do đó, thay vì sử dụng các loại nước lau bếp hoặc hóa phẩm chứa mùi hương nhân tạo để khử mùi nhà bếp. Thì quý vị có thể thay thế bằng việc trồng cây hoặc sử dụng tinh dầu cây cỏ tự nhiên trong nhà bếp như một chất khử mùi, khử độc không khí tự nhiên.

2. Làm sạch nhà bếp với các nguyên liệu tự nhiên

Quý vị có thể tận dụng các nguyên liệu có tính tẩy rửa tự nhiên để chùi rửa nhà bếp an toàn như: nước cốt chanh, giấm, hỗn hợp baking soda và nước… Các nguyên liệu này thường rất rẻ, dễ tìm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tẩy rửa tốt. Do đó, quý vị có thể thường xuyên vệ sinh nhà bếp sạch sẽ bằng các nguyên liệu này mà không phải e ngại về các chất độc hại.

3. Làm sạch nhà bếp an toàn với nước lau bếp CIF thiên nhiên

Hiện nay, nước lau bếp CIF thiên nhiên đang rất được yêu thích và coi là một trợ thủ đắc lực số 1 của các chị em trong việc vệ sinh nhà bếp. Sản phẩm rất tiện dụng với thao tác đơn giản là “xịt” và “lau”, giúp chị em tiết kiệm được thời gian và công sức tối ưu.

Sản phẩm với công dụng đánh bóng, khử trùng và tẩy sạch dễ dàng mọi loại vết bẩn cứng đầu như: vết dầu mỡ, ố vàng, bụi bẩn… bám trên nhiều loại bề mặt và vật dụng đa dạng trong nhà bếp như: bếp ga, tường gạch, kệ tủ, bồn rửa chén…

Các ưu điểm vượt trội của nước lau bếp CIF thiên nhiên so với các sản phẩm cùng loại mà quý vị không thể bỏ qua như:

  • Nước lau bếp Cif Thiên Nhiên có công thức được chiết xuất 100% từ hai thành phần nhiên nhiên là Baking Soda và Chanh, loại bỏ vết dầu mỡ cứng đầu chỉ với một lần lau, cho bề mặt bếp sạch dầu mỡ, sáng bề mặt.

  • Hương thơm nhẹ nhàng, độ pH trung tính, dịu nhẹ trên bề mặt nhạy cảm như da tay.

  • Nước lau bếp Cif Thiên Nhiên không gây hại cho các bề mặt bếp, nên quý vị có thể yên tâm sử dụng để vệ sinh bếp hàng ngày.

Vậy, có nên sử dụng sản phẩm tự nhiên thay cho hóa chất không?

Chắc chắn là “Có”, vì các sản phẩm tự nhiên không chứa chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đồng thời, các sản phẩm này vẫn đảm bảo được hiệu quả làm sạch, khử khuẩn cho không gian bếp của quý vị. Với thành phần thiên nhiên và hương thơm hoa cỏ sẽ không gây kích ứng da đồng thời lưu lại hương thơm dịu nhẹ sau mỗi lần vệ sinh. Từ đó, có thể giúp các chị em nội trợ chùi rửa nhà bếp nhanh chóng, an toàn và không tốn quá nhiều công sức. Và nước lau bếp CIF thiên nhiên là một trong những sản phẩm tẩy rửa nhà bếp tự nhiên, an toàn mà các chị em có thể tham khảo. 

Ngược lại, các hóa chất tẩy rửa luôn có mùi hắc khó chịu hoặc hương thơm hóa học gây hại cho sức khỏe đường hô hấp cộng với độ tẩy rửa mạnh dễ gây kích ứng da. Tuy nhiên, các loại hóa chất này lại khá rẻ lại bày bán rộng rãi. Do đó, trước khi mua các chị em nên cân nhắc về hiệu quả lâu dài cũng như hệ lụy nguy hiểm mà các hóa chất này đem lại.

Trên đây là những chia sẻ về các thông tin quan trọng về các dung dịch tẩy rửa nhà bếp để giúp quý vị mua sắm và lựa chọn được sản phẩm an toàn khi sử dụng. Hãy ghé thăm Huongluxury mỗi ngày để có thêm nhiều mẹo vặt bổ ích trong việc mua sắm và sử dụng các loại hóa mỹ phẩm nhé!

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .