Hướng dẫn bạn giặt chăn lông để không bị xù cho từng loại lông

Hướng dẫn bạn cách giặt chăn lông để không bị xù cho từng loại lông

Những sản phẩm chăn lông vô cùng được yêu thích vào mùa lạnh bởi sự ấm áp và mềm mại. Giặt chăn lông cũng có những cách riêng để chăn không bị xù và giữ được chất lượng tốt nhất qua nhiều lần giặt. Nhưng cần biết cách giặt chăn lông đúng cách. HUONG LUXURY sẽ chia sẻ đến bạn hướng dẫn chi tiết từng bước giặt cũng như cách giặt cho từng loại lông đặc biệt như chăn lông cừu, lông vũ,…trong bài viết sau.

1. Hướng dẫn cách giặt chăn lông chi tiết từng bước

Bước 1. Kiểm tra kỹ hướng dẫn trước khi giặt chăn lông

Hiện nay trên thị trường, sản phẩm chăn lông rất đa dạng với nhiều chất liệu, kiểu dáng và trọng lượng khác nhau. Vì vậy trước khi tiến hành giặt chăn lông, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Mỗi loại chăn lông sẽ có quy trình và cách giặt khác nhau. Bạn nên xem mác hướng dẫn trên chăn để chọn cách giặt chăn lông phù hợp nhất.
  • Khi chọn nhiệt độ giặt chăn lông, bạn nên giặt ở nhiệt độ cao nhất được quy định trong hướng dẫn giặt vì nhiệt độ cao sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng tích tụ lại trong chăn. Nếu máy giặt có chế độ giặt “diệt khuẩn”, nên cài đặt chế độ này khi giặt chăn lông.

Tìm hiểu thêm: Top 12 Shop mua bán đồ chơi trẻ em giá rẻ nhất tại Hà Nội


Bước 2. Chọn cách giặt chăn lông phù hợp

Sau khi kiểm tra nhãn mác sản phẩm và lựa chọn quy trình giặt phù hợp cho từng loại chăn lông, bạn có thể thực hiện ngay các phương pháp giặt sau đây:

a. Cách giặt chăn lông bằng máy giặt

Trước khi tiến hành giặt chăn lông bằng máy giặt, bạn cần kiểm tra và xử lý các vết bẩn cứng đầu như vết máu khô, vết màu thực phẩm…. Như vậy mới có thể đảm bảo tấm chăn sạch hết các vết bẩn và bạn không cần phải giặt lại nhiều lần.

Sau đó, bạn có thể tiến hành giặt chăn lông bằng máy giặt theo hướng dẫn 5 bước sau đây.

  • B1. Kiểm tra xem chăn lông có vừa với lồng giặt hay không

Hầu hết các sản phẩm chăn lông đều có kích thước khá lớn và khối lượng nặng. Vì vậy bạn cần kiểm tra xem chăn lông của bạn có vừa với khoang máy giặt hay không. Nếu không vừa thì bạn phải chuyển sang phương pháp giặt tay hoặc đưa chăn ra tiệm giặt công nghiệp để được xử lý.

  • B2. Đặt chăn lông vào lồng giặt

Bạn nên giặt riêng chăn lông và không giặt cùng các loại vật dụng khác. Đồng thời bạn có thể lộn chăn từ trong ra ngoài, để hạn chế sự bào mòn trực tiếp lên lớp lông của chăn.

  • B3. Cài đặt quy trình giặt

Để máy giặt sử dụng nước lạnh và cài đặt chế độ giặt nhẹ nhàng và số lần quay ít. Sau đó thêm chất tẩy rửa và khởi động máy giặt. Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để tránh làm ảnh hưởng đến lớp lông mềm mại của chăn.

  • B4. Tiến hành giặt

Trong quá trình giặt chăn lông bằng máy giặt, bạn có thể quan sát xem nếu chăn hơi chật so với lồng giặt thì nên đổi các mặt của chăn để có thể giặt sạch mọi vị trí trên tấm chăn lông.

  • B5. Lấy chăn ra khỏi máy giặt

Bạn lấy chăn lông ra và nên kéo nhẹ sản phẩm để chăn bớt nhăn nhúm và trở lại hình dạng như ban đầu.

>> Xem ngay: 

b. Cách giặt chăn lông bằng tay

Giặt tay là một phương pháp thủ công nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn bởi quy trình giặt này giúp bảo quản chất lượng tấm chăn một cách tối ưu nhất. Bạn có thể thực hiện giặt chăn lông bằng tay theo quy trình dưới đây.

  • B1. Cho chất tẩy rửa vào chậu

Đổ chất tẩy rửa nhẹ vào chậu rồi khuấy đều cho đến khi chất tẩy rửa bị hòa tan và tạo bọt. Nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm vừa đủ để giặt chăn lông tránh ảnh hưởng đến chất lượng của lớp lông mềm mại.

  • B2. Giặt từng phần chăn

Vì chăn lông khi ngâm nước sẽ khá nặng, nên bạn nên giặt từng phần của chăn rồi mới ngâm cả chăn vào chậu. Trong quá trình giặt chỉ nên vò nhẹ bằng tay chứ không sử dụng biện pháp chà mạnh bằng các vật dụng như bàn chải để tránh làm hỏng bề mặt chăn.

Bạn có thể ngâm chăn trong chất tẩy rửa trong vòng 15 phút. Sau đó tiến hành xả nước và giặt bằng nước sạch cho đến khi hết chất tẩy rửa trong chăn.

  • B3. Vắt khô chăn

Bạn có thể ép hết nước trong sản phẩm chăn lông bằng cách gấp chăn thành nhiều phần rồi dùng tay để ép hết nước ra. Sau đó định hình lại hình dáng chăn bằng cách kéo nhẹ để chăn bớt bị nhăn nhúm.

c. Cách giặt khô chăn lông

Trước khi chọn cách giặt khô chăn lông, bạn cần xem nhãn hướng dẫn giặt chất liệu có phù hợp hay không. Đặc biệt, nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng giặt khô chăn để không làm hỏng chăn.

  • B1. Xử lý vết bẩn

Trước tiền, cần làm sạch các vết bẩn cứng đầu như vết bút, dầu mỡ, vết cà phê,… Những vết bẩn này cần được làm sạch trước để việc giặt được hiệu quả hơn.

  • B2. Tiến hành giặt khô chăn lông

Cho chăn vào máy giặt khô để được làm sạch. Không nên chọn nhiệt độ quá cao để tránh làm hỏng chăn.

  • B3. Tạo mùi hương cho chăn lông

Cho túi thơm (hoặc giấy thơm) vào ô tạo mùi hương của máy giặt hấp. Máy giặt sẽ tự động xả hơi nước qua và phun lên chăn để tạo hương thơm cho chăn lông sau khi giặt.

  • B4. Làm khô

Thông thường, các máy giặt sấy khô sẽ làm khô quần áo bằng cách giảm thấp nhiệt độ để hơi nước đông lại, rồi xả gió để quần áo vừa khô nhanh, vừa không gây tổn hại. Nhưng sau khi máy làm khô, bạn nên kiểm tra lại bằng tay một lần nữa để đảm bảo chăn lông được làm khô hoàn toàn, nếu chưa khô, bạn có thể phơi ngoài trời để chăn khô tự nhiên.

Bước 3. Làm khô chăn lông sau khi giặt xong

Với cách giặt chăn lông bằng máy giặt và bằng tay, bạn nên chọn nơi phơi khô chăn ở nơi có nhiều ánh sáng và diện tích rộng rãi. Nên trải chăn rộng ra tránh trường hợp chăn bị chăn nhúm do không đủ không gian.

Đặc biệt nên phơi chăn dưới ánh sáng vừa đủ.

Bạn không nên dùng các phương pháp sấy chăn như máy sấy điện. Vì nhiệt độ quá cao của máy sấy có thể làm hỏng lớp lông mềm mại của chăn.

Trong thời gian phơi, bạn hãy thường xuyên kiểm tra xem chăn còn ẩm hay không. Nếu chăn đã khô hoàn toàn thì bạn nên chải lại lớp lông của chăn nhẹ nhàng bằng các loại bàn chải kim loại. Đây là cách để làm cho lớp lông của chăn vẫn giữ được độ mềm mại sau khi giặt.

2. Cách giặt cho từng loại chăn lông đặc biệt

2.1. Cách giặt chăn lông cừu

Chăn lông cừu được chia làm hai loại là chăn lông cừu tự nhiên và chăn lông cừu nhân tạo.

  • Chăn lông cừu tự nhiên được làm từ lông cừu thật kết hợp cùng một số nguyên liệu tự nhiên cao cấp khác như tơ tằm qua khâu xử lý vô trùng, mà không thêm bất cứ chất hóa học nào khác, nên giá thành khá đắt và cách vệ sinh có yêu cầu cao hơn.
  • Chăn lông cừu nhân tạo cũng được làm từ lông cừu nhưng đã qua quá trình xử lý nên việc giặt chăn lông cừu nhân tạo tương đối đơn giản hơn chăn lông cừu tự nhiên.

Chăn lông cừu có khả năng giữ nhiệt và làm ấm rất nhanh, an toàn với sức khỏe, phù hợp cho làn da mẫn cảm bởi cấu tạo và chất liệu đặc biệt. Vì vậy, khi giặt chăn lông cừu, bạn cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ cách giặt chăn phù hợp nhất, tránh làm hỏng chăn.

Lưu ý cần biết trước khi giặt chăn lông cừu

    • Không được giặt chăn lông cừu tự nhiên bằng máy giặt, vì tốc độ của buồng quay sẽ làm lông cừu bị xù, không giữ được chất lượng như ban đầu. Bạn có thể sử dụng máy giặt cho chăn lông cừu nhân tạo, tuy nhiên phải kiểm tra kỹ lưu ý của nhãn hàng và lựa chọn biện pháp giặt phù hợp để không làm hỏng chăn.
    • Không được vò mạnh tay hoặc điều chỉnh chế độ giặt quá mạnh
    • Không sử dụng nước ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp để giặt chăn lông cừu, nhiệt độ lý tưởng là 38 độ.
    • Không dùng bột giặt có chất tẩy rửa mạnh khi giặt chăn lông cừu vì chất tẩy rửa mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc và độ bền của chăn. Nên pha loãng và ngâm trong khoảng 5 – 10 phút
    • Nên phơi khô chăn lông cừu tự nhiên hoặc dùng quạt, không dùng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò sưởi, quạt sưởi hoặc máy sấy để làm khô chăn.

Cách giặt chăn lông cừu bằng tay

  • Bước 1: Kiểm tra cẩn thận và xác định tất cả các vị trí vết bẩn trên chăn để tập trung làm sạch chúng, tránh để sót.
  • Bước 2: Pha nước ấm trong khoảng 38 độ vào một chiếc chậu lớn, thấm ướt chăn lông cừu cho đến khi chăn ướt đều thì nhẹ nhàng vớt chăn ra và pha nước giặt.
  • Bước 3: Không nên dùng bột giặt để làm sạch chăn lông cừu. Nên dùng dầu gội, sữa tắm hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng nhẹ nhàng pha loãng vào nước và ngâm chăn trong 5 phút.
  • Bước 4: Sau khi ngâm, giũ cho chăn rũ hết chất bẩn thì bạn bắt đầu vò nhẹ tay và tập trung ở những vị trí đã xác định có vết bẩn. Tuyệt đối không dùng bàn chải để chà vết bẩn trên chăn lông cừu.
  • Bước 5: Xả sạch lại với nước từ 4 đến 5 lần để đảm bảo bọt và chất tẩy rửa không còn đọng lại trên chăn.
  • Bước 6: Vắt nhẹ chăn và phơi chăn lông cừu ở nơi có diện tích rộng rãi, thoáng mát
  • Bước 7: Nên để chăn lông cừu khô tự nhiên nơi có gió và nắng nhẹ, hoặc có thể sử dụng quạt gió nhẹ để hong khô. Tuyệt đối không được dùng các loại máy có nhiệt độ cao như lò sưởi, quạt sưởi,…
  • Bước 8: Sau khi chăn lông cừu đã được phơi khô, bạn hãy dùng bàn chải chuyên dụng để chải chăn lông cừu cho các sợi lông đều và về đúng nếp gấp của chúng là được.

Cách giặt chăn lông cừu bằng máy giặt

Với cách giặt chăn lông cừu bằng máy giặt, tuyệt đối không áp dụng giặt chăn lông cừu tự nhiên, chỉ áp dụng cho chăn lông cừu nhân tạo. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải kiểm tra nhãn trước khi giặt bằng máy.

Hướng dẫn cách giặt chăn lông cừu bằng máy giặt:

  • Bước 1: Phân loại chăn lông cừu, không giặt chăn chung với các loại quần áo, chăn, áo gối, nệm khác vì có thể sẽ làm thay đổi màu sắc của chăn lông cừu vì lem màu.
  • Bước 2: Bạn có thể giặt chăn lông cừu với nước ấm dưới 60 độ, pha loãng nước tẩy rửa trước khi cho vào máy giặt và nhớ đừng dùng chất tẩy rửa quá mạnh vì sẽ làm phai màu và giảm độ bền của chăn.
  • Bước 3: Điều chỉnh máy giặt ở chế độ giặt nhẹ
  • Bước 4: Lộn mặt trái chăn lông cừu ra ngoài để khi phơi chăn dưới nắng sẽ không làm chăn bị bạc màu.

Cách giặt khô chăn lông cừu

Chăn lông cừu nhân tạo có thể giặt khô, rất tiện lợi tuy nhiên cần xem kỹ tem hướng dẫn của sản phẩm hoặc liên hệ nhà sản xuất để đảm bảo chiếc chăn lông cừu của bạn phù hợp với giặt khô.

  • Bước 1: Làm sạch vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, cà phê trước khi cho vào máy giặt sấy khô.
  • Bước 2: Cho vào máy giặt khô, điều chỉnh ở nhiệt độ vừa phải, không nên quá cao để tránh làm hỏng chăn lông cừu
  • Bước 3: Cho giấy thơm hoặc túi thơm vào lồng tạo hương của máy giặt hấp. Máy sẽ tự động xả hơi nước qua ô tạo mùi hương và phun lên chăn lông sau khi giặt sạch.
  • Bước 4: Kiểm tra lại một lần nữa bằng tay để đảm bảo chăn lông đã khô hoàn toàn sau khi máy sấy khô quần áo bằng cách xả gió. Nếu chưa khô bạn hãy phơi chăn lông cừu ở nơi thoáng mát để chăn khô tự nhiên.

Vì chăn lông cừu là loại chăn có chất liệu đặc biệt, nên nếu bạn không quen sử dụng máy giặt khô thì hãy mang chăn ra tiệm giặt khô để tránh giặt khô chăn lông cừu sai cách dẫn đến hỏng chăn nhé.

Cách sử dụng & bảo quản chăn lông cừu đúng cách

    • Phủi và giũ chăn lông cừu định kỳ, phơi chăn với nắng ấm trong vài giờ để chăn bay hết hơi ẩm.
    • Bọc bảo vệ chăn lông cừu. Nên sử dụng vỏ bọc cho chăn lông cừu bên ngoài và vỏ bảo vệ bên trong. Nếu bạn sử dụng vỏ bao chăn thích hợp thì việc giặt chăn lông cừu sẽ không còn quá khó khăn, và bạn chỉ cần làm sạch chăn định kỳ mỗi năm là được.
    • Vỗ nhẹ chăn trước khi sử dụng để chăn được lưu thông khí, không bị dồn cục và mềm hơn.
    • Khi không sử dụng bạn nên cất giữ cẩn thận nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có nhiệt độ quá cao.
    • Nên cất trong túi vải hoặc túi thoáng khí, không nên để trong túi nilon sẽ làm chăn mau bị ẩm, có mùi, chất lượng chăn bị giảm.
    • Khi lấy chăn ra sử dụng bạn nên giũ, đập lại và phơi dưới nắng ấm vài giờ để làm mất mùi của lông cừu khi để nơi kín quá lâu.

2.2. Cách giặt chăn lông vũ

Chăn lông vũ có khả năng tạo độ ấm gấp 14 lần so với chăn thường vì được trộn lẫn 2 loại lông nhung (down) và lông mình (feather) theo tỷ lệ nhất định tạo sự mềm mại, bông xốp và ấm áp.

  • Lông nhung có hình khối với các sợi nhung mịn mượt tỏa ra từ tâm có khả năng giữ nhiệt rất tốt vì mỗi chiếc lông có thể chiếm một thể tích không khí lớn. Những chiếc chăn lông vũ có tỷ lệ lông nhung càng cao thì càng mềm mại và tối ưu việc giữ ấm hơn.
  • Lông mình có dạng vòm cong, có tính năng đảm bảo ổn định độ cao và bền vững cho sản phẩm.

Vì chăn lông vũ chỉ nhẹ bằng ⅓ những chất liệu thông thường do được tạo nên từ hàng nghìn sợi lông nhỏ, nhẹ, mịn và mượt, nên khi giặt chăn lông vũ, bạn cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh làm hỏng chăn.

Lưu ý cần biết trước khi giặt chăn lông vũ:

    • Kiểm tra chăn có bị rách hay không, nếu có, cần khâu cố định vết rách. Đảm bảo khi giặt các phần lông vũ bên trong chăn không bị rơi ra ngoài, nếu không chăn sẽ bị hỏng nặng hơn.
    • Không nên cho nước tẩy trực tiếp lên chăn lông vũ
    • Do chất liệu đến từ thiên nhiên, chăn lông vũ cần được phơi khô tự nhiên. Nếu dùng máy sấy thì nên sử dụng nhiệt độ vừa phải, đảm bảo không quá nóng.
    • kiểm tra và chắc chắn chăn đã khô hoàn toàn. Đồng thời, tránh việc giặt phơi chăn lông vũ quá lâu vì trong quá trình ẩm ướt lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển bên trong những sợi lông vũ do ẩm và gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cho người sử dụng.
    • Nếu lông vũ bị xô dồn lại, hãy trải chăn lông vũ ra mặt phẳng và dùng tay vỗ đẩy lông vũ để dàn đều số lông vũ sang chỗ bị dạt ra.
    • Khi giặt chăn lông vũ bằng máy giặt sẽ rất dễ bị móc làm rách và hỏng chăn, bạn cần cẩn thận và kiểm trả kỹ lồng máy giặt trước khi dùng.

Bước 1: Phân loại chăn vũ với các loại chăn có chất liệu khác

Chăn lông vũ có đặc tính riêng cho nên cần phân loại để giặt riêng và chọn phương pháp giặt cũng như điều chỉnh lượng nước phù hợp.

Bước 2: Chọn bột giặt có chất tẩy nhẹ và pha loãng

  • Chọn những loại bột giặt có độ PH thấp, dịu nhẹ, có khả năng tẩy rửa một cách tự nhiên.
  • Đừng quên chọn loại nước xả vải chuyên dụng để chăn lông vũ luôn mang hương thơm nhé.

Bước 3: Chọn phương pháp giặt chăn lông vũ phù hợp

Giặt chăn lông vũ bằng tay

Trước khi giặt, ngâm chăn lông vũ vào nước giặt ấm pha loãng, khoảng 30 đến 40°C, trong vòng 15 phút. Sau đó chúng ta tiến hành giặt và xả như bình thường.

Khi giặt chăn lông vũ, không dùng bàn chải chà vết bẩn vì sẽ làm hỏng chăn. Chỉ nên dùng tay vò nhẹ.

Giặt chăn lông vũ bằng máy giặtTrước tiên, chọn nhiệt độ cao, hoặc tùy loại máy có chế độ “Diệt khuẩn” để loại bỏ vi khuẩn trong chăn. Sau đó, nên chọn chế độ giặt với tốc độ vắt nhẹ phù hợp để đảm bảo chăn không bị rách nhưng vẫn có thể nhanh khô.

Tuy nhiên, nếu có thời gian, bạn nên giặt chăn lông vũ bằng tay để đảm bảo chăn được sử dụng lâu và tốt nhất.

Bước 4: Phơi chăn lông vũ ở nơi khô ráo, thoáng mát

Sau khi vắt chăn ráo nước, nên sấy mát cho chăn, tránh nhiệt độ cao, và lắc chăn cho lông vũ tơi đều không bị vón cục bên trong.

Cuối cùng, mang chăn lông vũ đã được sấy khô đem phơi ở khu vực có gió và thoáng mát ít nhất 12 giờ đồng hồ. Thời gian phơi không nên phơi quá ít hoặc quá lâu vì như thế sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở đấy.

Cách bảo quản chăn lông vũ đúng cách

    • Khi sử dụng, những sợi lông vũ trong chăn cần đảm bảo kéo khóa kín chắc chắn, không có chỗ rách, tránh lông bị bay ra ngoài
    • Chăn lông vũ nên được giặt khoảng 3 năm/1 lần chỉ khi cần thiết, bởi giặt chăn lông vũ thường xuyên sẽ làm giảm khả năng giữ nhiệt của chăn.
    • Khi không sử dụng, nên cất  chăn lông vũ ở nơi khô thoáng hoặc trong túi chuyên dụng như túi vải, túi thoáng khí vì lưu trữ kín sẽ làm mùi tự nhiên của lông vũ nặng hơn bình thường. Không bảo quản trong túi nilon vì sẽ làm chăn lông vũ bị bí hơi dẫn đến việc giảm độ đàn hồi.
    • Khi sử dụng, nên giũ đập lại và phơi vài giờ trước khi sử dụng để chăn phồng trở lại.
    • Nên phơi chăn ngoài trời theo định kỳ dưới thời tiết nắng hoặc gió, để chăn lông vũ được lưu thông không khí, đảm bảo độ thông thoáng và bay hết hơi ẩm nếu có giúp sản phẩm mềm, xốp và đàn hồi tốt hơn.
    • Sử dụng vỏ bọc bên ngoài chăn để bảo vệ chăn lông vũ

Hy vọng với những hướng dẫn giặt chăn lông chi tiết từng bước cho từng loại chất liệu lông bạn đã có thể tiến hành giặt chăn lông mà không lo chăn bị xù hoặc hư hỏng.