Hướng dẫn cách chăm sóc bé khi bị hăm da

Hăm da là một trong những tình trạng thường gặp ở các bé sơ sinh. Trung bình cứ 4 em thì sẽ có 1 em bị hăm da. Vậy các bậc cha mẹ đã biết cách xử lý khi con bị hăm da chưa? Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé khi bị hăm da đúng cách nhé!

Gia đình

1. Thay tã thường xuyên

Một trong những nguyên nhân gây ra hăm da ở trẻ em là mẹ sử dụng tã chưa được vệ sinh, quấn tã quá chặt hay bé bị đi ngoài quá nhiều. Làn da mỏng manh của bé tiếp xúc với nhiều chất bẩn dẫn đến bị tổn thương. Vì vậy mẹ cần thay tã thường xuyên và nới lỏng tay khi thay tã cho bé. Việc thay tã thường xuyên giúp làn da của bé tránh tiếp xúc lâu với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, cha mẹ nên sử dụng quần áo trẻ sơ sinh với chất liệu mỏng, thoáng mát nhưng vẫn giữ cho nhiệt độ trẻ sơ sinh ổn định.


2. Thay đổi nhãn hiệu bỉm đang sử dụng

Bỉm mà bé đang dùng đôi khi gây kích ứng với da bé. Trong trường hợp này, không có cách nào ngoài việc quý vị phải thay đổi nhãn hiệu bỉm và cho bé dùng thử trong một thời gian và quan sát xem có bị phản ứng xấu không.

Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bỉm khác nhau cho bé. Do vậy, mẹ cần lựa chọn các loại từ thương hiệu tốt, chất lượng cao. Phụ huynh không nên tiết kiệm tiền mà mua các loại bỉm kém chất lượng làm da bé hăm da nặng hơn hoặc khiến cho da bé bị khô do da bé mỏng, dễ bị tổn thương.


3. Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Khi thay bỉm và tã cho bé, quý vị cần làm vệ sinh nhẹ nhàng toàn bộ khu vực quấn tã cho con. Đặc biệt chú ý phần mông, bộ phận sinh dục và khu vực tiếp xúc với mép tã giấy. Nếu bé đi đại tiện, quý vị cần sử dụng giấy vệ sinh chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó sử dụng nước ấm và sữa tắm dành riêng cho bé để làm sạch lại. Cuối cùng, dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.

Tại các vị trí bị hăm da, các bậc phụ huynh có thể bôi thuốc mỡ để bé nhanh khỏi bệnh hơn. Ưu tiên chọn loại thuốc mỡ có khả năng bám lâu trên bề mặt da và không thấm nước, giúp bảo vệ và điều trị vết thương chóng lành hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ tuyệt đối không tự ý mua và bôi thuốc cho bé nếu không có sự kê đơn và ý kiến của bác sĩ nhé.


4. Ngừng ngay việc sử dụng phấn rôm

Nhiều mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm giúp làm thơm, mát da và phòng chống hăm da ở trẻ em. Tuy nhiên, với những bé đang bị hăm da, cha mẹ cần ngừng sử dụng phấn rôm cho bé, đặc biệt ở những vùng bé quấn tã. Phấn rôm sẽ khiến bít tắc lỗ chân lông tại các vị trí hăm da, khiến bệnh càng trở nặng hơn.


5. Chú ý đến bột giặt và nước xả vải

Trẻ em có làn da mỏng manh và cực kỳ nhạy cảm. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý khi sử dụng bột giặt và nước xả vải cho quần áo của bé. Quần áo sau khi giặt được ngâm với nước xả vải sẽ mềm mịn, thông thoáng hơn, tránh tình trạng vải thô ráp cọ xát lên da bé. Nên chọn loại có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với làn da yếu ớt của bé. Khi bé bị hăm da, mẹ cần vệ sinh đồ của bé thật sạch và phơi ở nơi thông thoáng rồi mới cho bé sử dụng.

Thông thường, hăm da thường dễ điều trị tại nhà. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cần quan sát các vết hăm thường xuyên. Nếu bệnh trở nặng và bé xuất hiện các triệu chứng như sốt, phồng rộp, chảy máu, mưng mủ,… thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Trên đây là một số hướng dẫn giúp các bậc phụ huynh chăm sóc con em khi gặp tình trạng bị hăm da. Nếu được phát hiện và kịp thời chăm sóc, vùng hăm da sẽ nhanh chóng lành lại. Chúc các bé nhà quý vị luôn khỏe mạnh!