Khi mắc bệnh whitmore, cần làm gì để bệnh nhanh thuyên giảm?

Gần đây, bệnh whitmore thường là cái tên được nhắc với nhiều nỗi khiếp sợ vì biến chứng nguy hiểm và những di chứng khó lường. Vậy nếu chẳng may mắc phải bệnh whitmore, cần phải làm gì để cơ thể được nhanh chóng hồi phục? Bài viết dưới đây sẽ là những gạch đầu dòng bổ ích, giúp quý vị giải đáp thắc mắc trên.

Vệ sinh phòng tắm

Bệnh whitmore có thực sự nguy hiểm?

Bệnh whitmore hay còn gọi là melioidosis hoặc “bệnh ăn thịt người”, là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Nếu mắc phải, tỉ lệ tử vong cao, lên đến 40%. Bệnh khó nhận biết, nên dễ bị nhầm với nhiều căn bệnh khác khiến cho cơ hội phát hiện và chữa khỏi thấp. 

Tuy nhiên, quý vị cũng không nên quá lo lắng. Ở một khía cạnh khác, nếu được phát hiện kịp thời bệnh whitmore rất dễ điều trị. Người khỏi bệnh hoàn toàn không để lại di chứng gì sau quá trình khám, chữa.


Nguyên nhân gây bệnh whitmore

Nguyên nhân hình thành căn bệnh whitmore chính là từ vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Burkholderia pseudomallei thường sống trong bùn lầy, đất ẩm ướt. Một khi tiếp xúc được với các vết trầy xước ở da, chúng sẽ nhiễm trực tiếp vào cơ thể người.

Từ sau khi xâm nhập, Burkholderia pseudomallei có thể tự do tấn công bất kể bộ phận nào mà nó muốn (không loại trừ một cơ quan nào). Thường xuyên nhất, mục tiêu của chúng sẽ là phổi. Chúng lấn áp hoạt động của những cơ quan nội tạng khác dẫn đến nhiều tình trạng khôn lường như: viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm tuyến sinh dục, viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa… Ngoài ra còn là những vấn đề bất thường khác ở thận, gan và tim.


Những triệu chứng của bệnh whitmore

Ở tình trạng lâm sàng, bệnh whitmore có nhiều triệu chứng rất đa dạng. Tùy vào đối tượng nhiễm bệnh. Đối với trẻ em, thường thấy nhất là biểu hiện sốt cao, sưng tuyến mang tai. Chúng sẽ còn đi kèm với nhiều dấu hiệu khác, tuy nhiên đây là 2 dấu hiệu cơ bản và thường gặp nhất.

Đối với người lớn, bệnh whitmore sẽ thường nhầm sang các bệnh: viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm tiết niệu, viêm da, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn da mô….

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng nhận biết căn bệnh “Ăn thịt người” này rất mơ hồ. Rất khó đưa ra lời khuyến cáo. Đối tượng dễ mắc nhất là những người bệnh mãn tính, bệnh phổi, bệnh tiểu đường, bệnh viêm da….


Cần làm gì để nhanh khỏi khi mắc phải bệnh whitmore?

Khi phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn sớm và kịp thời. Ngay lập tức người bệnh sẽ được tiêm kháng sinh liều lượng lớn. Trong trường hợp phát bệnh nặng, có thể tiêm đa dạng kháng sinh. Về nguyên tắc người bệnh sẽ nghỉ ngơi để bác sĩ theo dõi. Sau 48 – 72 giờ mà vẫn không có tình trạng thuyên giảm sẽ tiếp tục với một loại kháng sinh khác.

Một khi nhiễm phải căn bệnh này, người bệnh cần phải:

  • Tuân thủ và nghe theo mọi hướng dẫn của các bác sĩ

  • Uống thuốc đúng giờ

  • Nghỉ ngơi hợp lý

  • Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

  • Chọn chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để tăng cường đề kháng

  • Tinh thần luôn trong trạng thái lạc quan, thoải mái. Cách thư giãn đầu óc là liều thuốc tốt nhất và hữu hiệu nhất giúp quý vị nhanh chóng khỏe bệnh.

Thực tế, bệnh whitmore không quá đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ. Để phòng trừ căn bệnh này, quý vị nên: vệ sinh nơi ở sạch sẽ, chăm sóc các vết trầy ngoài da, hạn chế ra ngoài vào mùa mưa, che chắn kỹ trước khi ra đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm… Chỉ bằng những cách làm đơn giản trên, bệnh whitmore chắc chắn sẽ không thể tấn công quý vị được.