Không phải dịch tả lợn mà 4 loại dịch này mới thực sự nguy hiểm

Nhiều ngày qua, các phương tiện truyền thông đều đưa tin về mức độ nguy hiểm mà dịch tả lợn Châu Phi mang lại. Điều này làm cho nhiều bà mẹ, chị em nội trợ thường tránh xa sử dụng thịt heo cho bữa cơm nhà mình. Bởi heo nhiễm bệnh có thể kéo theo các loại dịch nguy hiểm khác.

Vệ sinh phòng tắm

Các nhà khoa học đã chứng minh những bệnh dịch như: dịch tả lợn Châu Phi, heo tai xanh, lở mồm long móng,… đều có thể được ngăn chặn nếu quý vị chế biến thịt kĩ càng, nấu sôi ở nhiệt độ quá 90 độ thì có thể diệt sạch virus gây bệnh. Do đó, dịch từ heo không thực sự đáng để quý vị cần quan ngại mà những 4 bệnh dịch nguy hiểm sau mới thực sự cần quan tâm để phòng tránh cho gia đình mình.


Dịch tay chân miệng

Tay chân miệng là dịch bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi do lây nhiễm virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trẻ thường mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và ăn phải thực phẩm có nhiễm virus.

Ban đầu, khi nhiễm bệnh trẻ thường có các triệu chứng ban đầu như: sốt cao, viêm họng, co thể mệt mỏi, đau nhức,… Và khi đã hoàn toàn chuyển biến thì cơ thể sẽ xuất hiện các vết loét ở miệng, phán ban đỏ ở bàn tay, bàn chân.

Tuy có các biểu hiện nghiêm trọng, nhưng bệnh sẽ bị đẩy lùi sau 7 – 10 ngày. Hiện nay, bệnh không có phương thuốc chữa trị và vắc xin phòng ngừa. Dù vậy, những vết mẩn đỏ gây ngứa da, khó chịu; cơ thể đau nhức; biếng ăn;… Trường hợp biến chứng nặng ở bệnh tay chân miệng tuy không hiếm gặp nhưng vẫn có tình trạng bị viêm màng não, viêm não và kể cả tử vong.

Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà nếu không có sự cho phép của bác sĩ, bởi nếu chỉ cần sử dụng nhầm thuốc cũng có khả năng làm bệnh tình của trẻ xấu hơn rất nhiều.


Bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi là do người bệnh nhiễm loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus, nhưng chúng có sức chịu đựng yếu và dễ dàng bị tiêu diệt bởi thuốc xác khuẩn thông thường, ánh nắng mặt trời. Do đó đây được xem là loại bệnh nguy hiểm mà cũng không nguy hiểm.

Nói như vậy là bởi vì biến chứng mà nó mang lại cho người bệnh, đặc biệt là đối với các đối tượng có sức đề kháng kém như bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng nguy hiểm. Virus sởi sẽ phá hủy lớp biểu mô niêm mạc, hệ thống miễn dịch, làm cơ thể yếu đi. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan như viêm tai, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm não,… Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai có thể gây sinh non, sinh nhẹ cân, tử vong ở người mẹ.

Dịch sởi rất dễ lây lan qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhiễm bệnh qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa với nơi nhiễm virus sởi rồi sau đó đưa lên miệng hoặc mũi. Bởi vì hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, nên chủ yếu là điều trị các triệu chứng bệnh.


Dịch sốt xuất huyết

Là bệnh do virus Dengue gây ra và được truyền nhiễm từ muỗi vằn hút máu người bệnh truyền sang người lành. Nên hoàn toàn không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người như nhiều quý vị vẫn lầm tưởng.

Khi bị nhiễm dịch sốt xuất huyết, cơ thể quý vị sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây: sốt cao đột ngột, nhức đầu nặng, đau nhức mắt, đau khớp, cơ bắp, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, phát ban da, chảy máu nhẹ. Đối với triệu chứng chảy máu nhẹ, quý vị có thể bị chảy máu mũi, nướu chân răng hoặc thậm chí tạo thành các vết bầm tím dưới da.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng sang các dấu hiệu như: tổn thương bạch huyết, mạch máu, chảy máu mũi, nướu răng nhiều, tổn thương gan, phổi, tim, thậm chí có thể bị sốc, thậm chí tử vong.

Vì hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị dịch bệnh sốt xuất huyết mà chỉ có thể sử dụng thuốc giảm đau để tăng khả năng chống chịu cho người bệnh. Do đó, nếu quý vị xuất hiện các dấu hiệu kể trên cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị.


Bệnh cúm mùa hàng năm

Đây là loại dịch do virus cúm lây lan trong cộng đồng, loại bệnh này thường gặp vào các tháng mùa xuân chuyển hè như tháng 2 và tháng. Tuy không gây nguy hiểm đối với hầu hết mọi người nhưng đối với những đối tượng có sức đề kháng thấp như người già, trẻ em hoặc bà mẹ mang thai thì bệnh có thể chuyển biến thành các triệu chứng phức tạp như: viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, vấn đề tim mạch đau,…

Với các thông tin kể trên, bệnh dịch tả lợn Châu Phi sẽ không còn là mối lo lắng hàng đầu nữa rồi phải không nào. Tuy nguy hiểm là thế, nhưng cách phòng ngừa bệnh “giữa tâm bão” thực sự không khó. Chúng ta chỉ cần luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế tiếp nhận virus, khuẩn bệnh vào người. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, các khu vực sinh hoạt chung của gia đình, từ đó có thể ngăn chặn cũng như cách ly khi dịch bùng phát.

Đặc biệt hơn, khu vực giường ngủnhà vệ sinh cần được tiệt trùng 3 lần/mỗi tuần khi trong nhà có người bệnh, nhất là đối với nhà vệ sinh.

Bởi cơ chế phát tán khuẩn bệnh sau mỗi lần giật nước, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì việc điều trị bệnh dịch hoàn toàn không đem lại hiệu quả cao cho mọi thành viên trong gia đình quý vị. Huongluxury khuyên quý vị nên sử dụng các dòng sản phẩm VIM để cọ rửa toa lét nhà mình.

Với công thức diệt khuẩn Sodium Hypochlorite, VIM có khả năng tấn công mạnh mẽ đến các tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng hiệu quả. Bởi thế, virus gây bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết,… sẽ không còn là nỗi lo lắng cho gia đình mình rồi phải không nào. Ngoài ra, các sản phẩm của VIM đều được chứng nhận an toàn định kỳ từ viện Pasteur TP.HCM. Do đo, quý vị hoàn toàn yên tâm khi sử dụng VIM để bảo vệ cho gia đình mình nhé.

Dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người, cho nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về sự bùng phát của dịch bệnh. Huongluxury hy vọng gia đình quý vị có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả trong mùa bệnh dịch bùng phát.