Làm ngay 4 điều sau để bảo vệ con khỏi đại dịch sởi nguy hiểm

Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với thời điểm trước khi triển khai tiêm vắc xin. Bệnh sởi ở trẻ em được đánh giá đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, khi có dịch bệnh bùng phát, ba mẹ cần làm ngay 4 điều sau để bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Gia đình

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh sởi

Theo các bác sĩ, bệnh sởi ở trẻ em có thời gian ủ bệnh từ 7 – 21 ngày. Các triệu chứng điển hình như: Sốt cao > 39°C, chảy nước mũi, nước mắt, ho khan kéo dài, khàn tiếng, sưng mí mắt. Sau đó, xuất hiện các nốt ban đỏ vào ngày thứ 3 đến thứ 7 của bệnh.

Các nốt ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân. Khi hết sốt và các nốt ban “bay” dần nghĩa là bệnh đã gần khỏi.

Trong thời gian phát bệnh, cần đặc biệt chú ý, nếu thấy trẻ sốt cao liên tục >39 độ, kèm theo khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, chán ăn, li bì, mắt lờ đờ hoặc phát ban toàn thân mà vẫn sốt cao… thì cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.


6 Cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi

  • Thường xuyên rửa mặt, lau miệng và vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ.

  • Nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt, mũi được bác sĩ chỉ định để vệ sinh mũi, mắt cho trẻ hàng ngày.

  • Cho trẻ nằm ở phòng thoáng, tránh gió lùa và phải cách ly với những trẻ khác.

  • Đeo khẩu trang khi trò chuyện, tiếp xúc với trẻ.

  • Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả sẽ cung cấp năng lượng giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như các loại thủy hải sản có vỏ.

  • Khi bị bệnh sởi ở trẻ em, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú sữa mẹ nhiều hơn.


Làm gì để phòng ngừa bệnh sởi?

  1. Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm vaccine sởi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh sởi ở trẻ em. Do đó, khi đến độ tuổi tiêm sởi, bố mẹ cần đưa con em mình đến cơ sở y tế để tiêm vaccine. Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng.

  2. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hàng ngày, để phòng ngừa lây lan bệnh sởi ở trẻ em, bố mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn; hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu nghi ngờ bệnh sởi; đeo khẩu trang cho trẻ khi đến những nơi tập trung đông người.

  3. Ngoài ra, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, lau dọn nhà cửa, bàn ghế, cầu thang, đồ chơi, khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường để tránh vi khuẩn lây lan gây bệnh.

  4. Huongluxury khuyến khích quý vị nên sử dụng nước lau sàn có khả năng làm sạch hiệu quả, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Điển hình như dòng sản phẩm Sunlight lau sàn hương hoa thiên nhiên đang được nhiều hộ gia đình Việt tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm đã được Viện da liễu trung ương kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn cho làn da. Sunlight hương hoa thiên nhiên dịu nhẹ có chiết xuất từ trà trắng và bột phấn, không chứa chất tạo màu, có nồng độ thấp (pH=7) đảm bảo an toàn với làn da của trẻ. Quý vị có thể yên tâm để trẻ chơi đùa thoải mái trên sàn nhà.

Khả năng lau chùi, làm sạch vết bẩn của Sunlight lau sàn hương hoa thiên nhiên cũng được nhiều bà mẹ đánh giá rất cao. Sản phẩm hoạt động hiệu quả trên mọi loại sàn nhà, vết bẩn được làm sạch dễ dàng chỉ sau một lần lau chùi. Trẻ nhà quý vị sẽ luôn được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Hy vọng với những kiến thức kể trên, Huongluxury có thể giúp ba mẹ bảo vệ con trẻ trước dịch bệnh sởi ở trẻ em bùng phát nghiêm trọng nhé.