Làm sao để quần áo polyester mặc luôn dễ chịu, thoải mái?

Vải polyester là chất liệu phổ biến nhất trong ngành may mặc với nhiều thành phẩm như chăn, drap, quần áo… Dù đã từng nghe nhắc đến vải polyester nhiều rồi, nhưng có lẽ quý vị vẫn đang thắc mắc nó là loại vải gì và những đặc điểm nào của nó khiến người tiêu dùng yêu thích đến như vậy. Để giải đáp những thắc mắc ấy, Huongluxury mời quý vị theo dõi bài viết dưới đây.

Bảo quản quần áo

1. Chất liệu polyester là gì?

Chất liệu polyester (vải polyester) hay còn được gọi là vải tổng hợp, được chia thành 4 loại sợi cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi filament và sợi fiberfill. Vải polyester có cấu tạo đặc biệt cùng nhiều ưu điểm vượt bật như lên phom dáng đẹp, nhiều màu sắc hoa văn bắt mắt… nên được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp thời trang, may mặc và sản xuất chăn drap gối đệm.


2. Ưu điểm vải polyester

2.1. Không nhăn

Ưu điểm đầu tiên của chất liệu polyester này đó là khả năng chống nhăn rất cao. Do vậy, quý vị sẽ không phải đau đầu về việc ủi quần áo hay quần áo nhăn nhúm sau khi giặt giũ. Hơn thế nữa, sau thời gian dài sử dụng, khả năng chống nhăn của vải polyester chỉ bị giảm đôi chút chứ không hề mất đi.

2.2. Dễ giặt sạch

Vải polyester có đặc tính kháng bẩn tốt, vì thế chất bẩn cũng không dễ gì “hạ gục” được những trang phục bằng vải polyester. Bề mặt vải sáng bóng và mượt làm cho bụi bẩn khó bám. Vì thế, quý vị sẽ có thể nhanh chóng làm sạch trang phục bằng chất liệu polyester này.

2.3. Chống nước tốt và độ bền cao

Các loại túi ngủ, áo khoác, lều trại… đều được làm từ loại vải polyester bởi tính kháng nước khá cao. Bên cạnh đó, độ bền của chất liệu polyester cũng là một điểm mạnh, các sản phẩm từ vải polyester đều có thể “đương đầu” với nhiều loại hóa chất và bột giặt, nước giặt loại mạnh. Ngoài ra, chất vải co giãn tốt, chống nhăn, chống nấm mốc và chống bào mòn là những đặc điểm giúp cho vải polyester được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi.

2.4. Giá thành khá mềm

Không giống như những loại vải từ sợi tự nhiên khác, chất liệu vải polyester có giá thành khá rẻ. Tùy vào chất lượng của từng loại trang phục mà quý vị có thể mua chúng với giá thấp hoặc cao, nhưng mức độ chênh lệch thực sự không quá lớn.


3. Nhược điểm của vải polyester

3.1. Khả năng thấm hút kém

Ưu điểm chống nước tốt cũng là nhược điểm của loại vải Polyester. Với những vật dụng lều trại, túi ngủ… thì tác dụng chống nước sẽ là một ưu điểm tuyệt vời. Nhưng với những trang phục quần áo thì ưu điểm lại trở thành nhược điểm. Khả năng chống nước tốt đồng nghĩa với việc thấm hút mồ hôi kém. 

Bên cạnh đó, độ dày cao và trọng lượng lớn chính là điều khiến cho vải bị hạn chế khả năng thấm hút mồ hôi. Vậy nên, nếu mặc trang phục bằng vải polyester, quý vị sẽ cảm thấy nhanh và dễ bị nóng hơn những người khác.

3.2. Dễ bị ám mùi

Do kết cấu của sợi vải polyester khá nhỏ nên khả năng thoát hơn của “mùi hương” cũng thấp hơn những loại vải khác. Vì thế, nếu như quý vị không muốn bị ám mùi thức ăn hay mùi ô nhiễm lâu hơn, nhớ đừng mặc trang phục bằng chất liệu Polyester này trong những dịp hẹn quan trọng như: ra mắt nhà trai hay hẹn hò với crush. Mồ hôi bị hầm bí lâu sẽ đọng lại và tỏa ra mùi hôi khá khó chịu đấy.


4. Cách giặt và bảo quản vải polyester

4.1. Giặt giũ quần áo bằng vải polyester

Vải polyester như một “loại vải quốc dân”, có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của người dùng. Việc giặt giũ những vật dụng từ vải polyester từ quần áo cho tới giặt chăn drap gối đệm cũng cực kỳ đơn giản. Quý vị hoàn toàn có thể giặt bằng máy và sấy khô chúng mà không cần phải lưu ý điều gì. 

Tuy vậy, do khả năng thấm hút mồ hôi kém, nên trong quá trình giặt, quý vị nên sử dụng thêm nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ để chăm sóc trang phục vải polyester không bị hầm bí. Với công thức làm mềm và chăm sóc từng sợi vải, Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ sẽ giúp quần áo bằng vải polyester được thông thoáng hơn, từ đó giảm hẳn tình trạng hầm bí và ngứa ngáy. Ngoài ra, chiết xuất tràm trà và vỏ cam còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ và an toàn. Từ đó, quần áo của quý vị sẽ luôn được sạch khuẩn, thông thoáng, cho quý vị dễ thoát mồ hôi và không bị ngứa ngáy.

Quý vị có thể mua nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ tại ĐÂY

4.2 Bảo quản quần áo bằng vải polyester

Như đã đề cập bên trên, nhờ vào khả năng chống nhăn của chất liệu vải polyester mà những trang phục từ polyester sẽ không đòi hỏi quý vị tiêu tốn quá nhiều thời gian để giặt là. Vì là vải tổng hợp nên nhiệt độ lúc là ủi không được cao hơn 110 độ C quý vị nhé. Tốt nhất là trước khi đem phơi đồ, quý vị nên giũ mạnh để quần áo được thẳng thớm và không bị hằn nếp sau khi khô. Chỉ một vài động tác đơn giản thôi là quý vị đã có thể tiết kiệm được thời gian là ủi rồi đấy.

Mặc dù độ bền của chất liệu này được đánh giá khá cao, nhưng quý vị cũng không nên dùng thuốc tẩy trong quá trình làm sạch chúng. Bởi lẽ, thuốc tẩy có thể làm “bay màu” sản phẩm nhanh hơn tuổi thọ thực tế của vải. Bên cạnh đó, để tránh vải bị xổ hay bạc màu, quý vị nên lật mặt trong của áo khi giặt và phơi. Nên phơi ở nơi có nắng nhẹ và có gió, tránh phơi trực tiếp dưới nắng gắt để không ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của vải.

Vải polyester là chất liệu tốt và có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm, vì thế quý vị đừng ngại chọn loại vải này để may đồ nhé. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho quý vị nhiều hơn trong cuộc sống nói chung và nhu cầu may mặc nói riêng!

>>> Xem thêm: