Cách Xử Lý Ngộ Độc Thực Phẩm

Quý vị muốn tìm hiểu cách ngăn ngừa nguy cơ và điều trị triệu chứng ngộ độc thực phẩm cho các thành viên trong gia đình? Tham khảo ngay cẩm nang sau nhé.
Cùng Huongluxury tìm hiểu những cách xử lí khi bị ngộ độc thực phẩm ngay trong bài viết này nào!

Gia đình

Ngộ độc thực phẩm là điều mà không ai mong muốn, vì thế, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Hãy cùng Tuyệt Chiêu của Mẹ tìm hiểu một số nguyên nhân, cách điều trị triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong tương lai nhé.

Làm sạch nhà bếp, nhà vệ sinh thường xuyên là cách tốt nhất để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay khi nghi vấn triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Tổng Hợp Nguyên Nhân Và Các Cách Xử Lí Khi Ngộ Độc Thực Phẩm

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi người bệnh ăn phải thức ăn nhiễm độc tố. Nguyên liệu tươi sống có thể nhiễm độc do dư lượng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong khi nuôi trồng. Khi quý vị ăn rau sống, thịt tái, vì chúng chưa được chế biến hoàn toàn, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể vẫn còn tồn tại.

Cách chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách cũng có thể gây ngộ độc. Ví dụ, thớt chế biến hoặc bát đũa đựng thịt sống có thể còn dính vi khuẩn E.coli và truyền sang thức ăn chín nếu không được rửa sạch cẩn thận.

2. Điều trị ngộ độc thực phẩm

Quý vị chỉ nên tự xử lý tại nhà nếu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau bụng nhẹ, buồn nôn, v…v. Nếu các triệu chứng trên kéo dài, hoặc người bệnh sốt cao, đau bụng cấp tính, v…v, quý vị nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế ngay lập tức.

Khi mới có triệu chứng buồn nôn, có thể cho người bệnh uống trà gừng, hoặc xoa dầu gió. Cho bệnh nhân ăn các món dễ tiêu hóa, ít gia vị cay nóng như cháo hoa, bánh quy lạt, v…v và để bệnh nhân nghỉ ngơi tại nhà ít nhất 2 ngày.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường đi ngoài hoặc nôn mửa nhiều, vì vậy cần chú ý bù nước thường xuyên cho bệnh nhân – có thể cho bệnh nhân uống oresol nếu các triệu chứng trên kéo dài.

3. Các Điểm Chính Trong Việc Xử Lý Ngộ Độc Thực Phẩm

  • Sơ cứu bệnh nhân tại nhà khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm nhẹ như buồn nôn, đau bụng đi ngoài.
  • Rửa tay trước khi ăn và vệ sinh khu vực nấu nướng thường xuyên.
  • Kiểm tra các loại thức ăn trong bếp để phát hiện kịp thời thực phẩm hỏng.

4. Xử lý vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Nên mua nguyên liệu và thực phẩm hằng ngày tại các cửa hàng rau sạch, thịt sạch, đảm bảo chất lượng. Kiểm tra hạn sử dụng của các đồ ăn trong chạn và tủ lạnh thường xuyên. Nếu thức ăn có mùi hoặc màu lạ, kể cả khi chưa hết hạn, quý vị cũng nên nhanh chóng bỏ đi. Nếu đi ăn ngoài, hãy chọn quán ăn sạch sẽ và uy tín để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Quý vị nên dùng thớt riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín, rau củ quả để tránh nhiễm khuẩn chéo. Rửa sạch các dụng cụ chế biến sau khi sử dụng, nhất là nếu quý vị vừa chế biến đồ tươi sống với nước rửa bát Sunlight Thiên Nhiên Mới.

Thường xuyên vệ sinh khu vực chế biến thức ăn là cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất. Lau sạch bếp nấu và bồn rửa bát cuối mỗi ngày để làm sạch vi khuẩn và dầu mỡ. Lau sạch toàn bộ các ngăn tủ lạnh và lò vi sóng ít nhất một tháng một lần. Quý vị nên dùng các sản phẩm tẩy rửa an toàn cho thức ăn như dung dịch tẩy rửa đa năng Cif.

Luôn rửa sạch tay sau khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Các vị trí trong nhà tắm như bồn rửa tay, bồn cầu cũng cần được vệ sinh thường xuyên, đặc biệt là sau khi có người bị ngộ độc thực phẩm trong gia đình. Sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn chất lượng cao và không gây hại cho sức khỏe như nước tẩy rửa Vim.

Hi vọng các biện pháp phòng tránh và điều trị ngộ độc thực phẩm trên có ích cho quý vị trong việc bảo vệ sức khỏe gia đình mình.