Dấu hiệu bệnh viêm phế quản ở trẻ em các mẹ cần lưu ý

Do sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên trẻ thường mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ em cần được phát hiện và chữa trị kịp thời để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Hãy cùng giadinh.blog tham khảo những thông tin dưới đây để biết rõ hơn nguyên nhân dấu hiệu cách điều trị cũng như phòng tránh căn bệnh viêm phế quản này cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả.

Gia đình

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh gây ra bởi virus gây ra những rối loạn, viêm nhiễm tại phế quản. Quá trình viêm nhiễm này sinh ra vi khuẩn, tấn công vào mũi, họng và gây ra các triệu chứng bệnh. Đối với trẻ em có sức đề kháng yếu, khả năng bị viêm phế quản càng cao và thường có nguy cơ dẫn đến viêm phổi. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ nhỏ, cần chú ý đến các nguy cơ viêm phế quản ở môi trường như sau:

  • Nhiễm lạnh: Cha me nên giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi của thời tiết, đặc biệt là không khí lạnh.
  • Khói bụi: Ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá là nguy cơ cao gây ra các bệnh hô hấp, gây viêm tai, mũi, họng và diễn biến thành viêm phế quản
  • Thói quen của trẻ: Nếu trẻ có thói quen mút tay, ngậm đồ chơi cũng là những thói quen cha mẹ cần khắc phục cho trẻ vì là nguy cơ cao gây ra nhiều bệnh trong đó có viêm phế quản.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày: thói quen tắm quá lâu, nước quá lạnh, sử dụng điều hòa thời gian dài cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.

Dấu hiệu bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản gặp nhiều ở trẻ bú mẹ và có nhiều triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác.

Trẻ bị viêm phế quản thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo sốt nhẹ. Cơn ho có thể ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi đó, trẻ thường bị thở khò khè, khó thở hoặc bú kém, trẻ có thể bị nôn trớ. Ở những trường hợp nặng hơn, trẻ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa…


Dấu hiệu nào cần đưa trẻ đi khám

Khi trẻ bị sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng thóp lại, nhịp thở nhanh … Dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm là khi trẻ bị tái môi hoặc đầu ngón tay.

Viêm phế quản nếu không được điều trị sớm trẻ rất dễ bị nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp.


Điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Trong các trường hợp nhẹ, các bác sỹ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Khi đó các phương pháp điều trị chủ yếu là long đờm, ăn uống đầy đủ. Chăm sóc trẻ tốt, sức khỏe của trẻ có thể tự hồi phục sau vài ba ngày. Ở giai đoạn này, các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ, giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo… cũng rất tốt cho trẻ trong trường hợp này.

Chọn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt trong khẩu phần ăn của trẻ và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ, nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau đó, quý vị có thể dùng khăn mềm lau khô để thông mũi cho trẻ.

Nếu trẻ bị sốt, không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Cho trẻ mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn. Trường hợp trẻ bị sốt cao, các mẹ có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng.


Cách điều trị cho trẻ tại nhà

Thực tế, bệnh viêm phế quản có thể tự khỏi được nếu cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách:

  • Rửa mũi, súc miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C bằng thuốc hạ sốt paracetamol đúng liều lượng
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất: Khi bị viêm phế quản, trẻ thường đau họng, mẹ có thể tham khảo các món ăn, đồ uống dạng lỏng, dễ tiêu để bổ sung cho trẻ, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, hồi phục cơ thể.

Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu là điều trị các triệu chứng bệnh do virus gây nên, vì vậy dùng kháng sinh thường không có tác dụng. Vì vậy, khi trẻ sốt quá cao, kéo dài nhiều ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở ý tế để được các bác sĩ chuyên môn chỉ định theo phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em. Chú ý, cha mẹ không nên tùy tiện cho trẻ uống kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.


Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Các bậc cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ:

  • Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
  • Tách ly trẻ với các tác nhân gây dị ứng, môi trường khói thuốc lá, hóa chất, không nên để bé tiếp xúc với chó, mèo.
  • Các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.
  • Giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.
  • Vệ sinh các vật dụng bằng nước rửa an toàn cho trẻ.

Với nước rửa an toàn cho trẻ, Huongluxury khuyến khích các mẹ lựa chọn sản phẩm nước rửa chén Sunlight thiên nhiên. Đây là dòng sản phẩm được các bà mẹ tin dùng khi vệ sinh vật dụng ăn uống và các đồ dùng chơi đùa của trẻ. Với chiết xuất chanh và bạc hà, Sunlight mang đến khả năng diệt khuẩn lên đến 99.9%. Sunlight giúp tẩy bay dầu mỡ nhanh chóng chỉ sau một lần rửa. Ngoài ra, vì được chiết suất từ nguyên liệu thiên nhiên và được chứng nhận bởi Viện Da Liễu Trung Ương nên rất nhẹ dịu cho da tay khi sử dụng.


Trẻ bị viêm phế quản sốt bao nhiêu ngày?

Theo dấu hiệu để chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ em, bệnh viêm phế quản thường trải qua những biểu hiện bệnh như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với môi trường có chứa virus, trẻ thường không có biểu hiện gì.
  • Giai đoạn khởi phát: Những dấu hiệu như ngạt mũi, sổ mũi, ho khan, ho có đờm đều có thể được xem là dấu hiệu khởi phát bệnh viêm phế quản. Trẻ có các biểu hiện mệt mỏi, đau nhức có thể. Đây cũng là giai đoạn bệnh rất dễ lây nhiễm.
  • Giai đoạn viêm phế quản: Ở giai đoạn này, trẻ có dấu hiệu sốt cao khoảng 38-40 độ C, kèm ho nhiều, ho có đờm. Trẻ có thể thở khò khè hoặc khó thở. Cha mẹ nên chú ý quan sát màu sắc đờm, nước mũi của trẻ như màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xanh. Triệu chứng, ho ra máu, ho quặn bụng gây nên cần được đi khám để được tư vấn y tế.
  • Giai đoạn hồi phục: Tùy vào thể trạng và cách chăm sóc của cha mẹ, trẻ có thể phục hồi dần dần, triệu chứng sốt có thể giảm dần sau khoảng 2,3 ngày viêm phế quản cấp.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có lây không?

Khi trẻ bị viêm phế quản, các dịch nhầy ở họng, mũi thường mang theo rất nhiều virus. Theo chất nhầy này, virus có thể phát tán ra môi trường, trở thành nguyên nhân lây bệnh viêm phế quản. Đối tượng dễ bị lây nhiễm thường là những người có hệ miễn dịch yếu người già và trẻ em. Nếu thường xuyên tiếp xúc và không có biện pháp phòng tránh phù hợp, bệnh viêm phế quản rất dễ lây lan.

  • Thông qua đường hô hấp: Lây truyền trực tiếp từ người sang người khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc bắt hoặc khi nói chuyện với người bị bệnh.
  • Qua tiếp xúc với các vật dụng cá nhân với người bệnh: Các vật dụng như bát đĩa, đũa thìa hay khăn mặt là những đồ vật mang nguy cơ lây lan virus rất cao. Các virus này cũng có khả năng sống sót ở điều kiện thường trong vài giờ. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cá nhân của trẻ, cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan bệnh viêm phế quản với các trẻ khác. Việc này cũng giúp trẻ có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe.

Hy vọng với bài viết bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả mà các mẹ nên biết trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn hiệu quả. Sức khỏe khi nhỏ của trẻ sẽ là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện sau này các mẹ cần lưu ý.