Mâm cơm tất niên nên có những món gì?

Giao thừa – ngày 30 tết âm lịch là khoảnh khắc quan trọng theo truyền thống của người Việt. Đây là thời điểm cả gia đình cùng quây quần bên mâm cơm tất niên đón năm mới. Huongluxury sẽ cùng quý vị tìm hiểu rõ hơn về các món ăn và phong tục cúng tất niên. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Sự bền vững

Ý nghĩa của mâm cơm tất niên và phong tục cúng tất niên

Phong tục cúng tất niên cổ truyền diễn ra vào đêm 30 tết âm lịch. Các gia đình chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên sau đó dùng để ăn tối. Mâm còn lại để cúng giao thừa. Quá trình cúng tất niên còn bao gồm các bài văn khấn, thắp hương và lễ vái. Ý nghĩa của mâm cơm cúng tất niên là tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên đã phù hộ trong năm qua. Sau này, người ta gộp hai mâm cúng thành một để tạo sự thuận tiện.

Mâm cơm tất niên đại diện cho nghi thức tống tiễn năm cũ. Việc chuẩn bị bữa cơm tất niên còn có ý sửa soạn, đón mừng năm mới bình an, hạnh phúc. Bên cạnh đó, mâm cơm này còn mang ý nghĩa đoàn viên, gắn kết các thành viên trong gia đình.


Các món thường thấy trong mâm cơm tất niên ba miền

Ngoài các món ăn cần thiết trên mâm cơm tất niên, lễ cũng cũng cần được chuẩn bị. Không cần quá cầu kỳ, nhưng việc chuẩn bị và tiến hành lễ cùng phải trang nghiêm và thành kính. Đó là biểu hiện cho lòng kính trọng, tri ân đất, trời, thần linh… Các món phải chuẩn bị gồm mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, vàng mã, nến, trầu cau. Ngoài ra còn có bánh chưng, rượu, trà… 

  • Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả có ý nghĩa cầu bình an và những điều tốt đẹp cho năm mới. Nên chọn các loại quả thông dụng, tươi và đẹp mắt để trưng mâm ngũ quả. Đặc biệt không chọn hoa quả đã chín già, còn quá xanh mà nên dùng quả vừa chín tới. Đặt mâm ngũ quả ở bên phải hoặc trái bát hương để không chắn mất trục chính khí. 

  • Hoa tươi

Hoa bày trên bàn thờ phải là hoa tươi, không dùng hoa nhựa, hoa giấy… Chọn hoa nở vừa phải, không quá nở kẻo nhanh héo. Các loại hoa cúng cần đẹp mắt, tươi và cắm cẩn thận trong lọ. Có thể trang trí bằng vài nhánh dương xỉ, cỏ dại để thêm màu sắc.

Không nên gán ghép phong thuỷ, suy diễn quá nhiều khi chọn hoa quả bày bàn cúng. Nếu không chắc chắn, quý vị nên hỏi người bán để chọn loại hoa phù hợp cho bàn thờ tổ tiên. 

  • Mâm cơm tất niên của ba miền

Miền Bắc thường bày các món cổ truyền theo hình thức tinh tế, đẹp mắt. Các món thường bày trên bốn bát và tám đĩa. Bốn bát là: móng giò hầm, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà và mọc. Tám đĩa gồm xôi, bánh chưng, thịt đông, gà luộc, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối.

Mâm cơm miền Trung thì có bánh chưng hoặc bánh tét và nhiều món ăn khác để bữa ăn đủ đầy. Đó là dưa món, giò lụa, gà luộc bóp rau răm, chả Huế, thịt luộc, măm khô, miến Huế, cá hấp (chiên). Bên cạnh đó, miền Trung còn ưa dùng các món cuốn như ram cuốn, thịt luộc cuốn bánh tráng…

Mâm cơm tất niên ở miền Nam lại ít dùng bánh chưng, thay vào đó là bánh tét. Bánh tét ăn kèm củ kiệu, dưa món và tôm khô. Bên cạnh đó còn có các món canh măng, canh khổ qua nhồi thịt. Thịt thì có thịt kho tàu kho nước dừa, gỏi ngó sen tôm thịt. Các món ăn kèm cũng phong phú, như nem, chả giò, dưa hành, giò thủ…


Thời gian cúng tất niên

Lễ tất niên là một ngày lễ quan trọng theo phong tục của người Việt. Nghi thức này thể hiện sự tri ân đất trời, thần linh đã phù hộ cho gia đình trong suốt một năm qua. Do khi cúng quý vị cần phải biết thời gian nào phù hợp và tốt nhất để tổ chức nghi thức này.  

Thời gian cúng tất niên có thể được thực hiện cứ thời điểm nào trong ngày 30 Tết. Tuy nhiên, không được cúng vào khoảng thời gian từ 12h trưa  đến 1h trưa cũng như trước 22h đêm phải hoàn thành hết các nghi thức cúng. Đặc biệt, trong ngày này, trước khi cúng, nhà cửa phải được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng sau đó là chuẩn bị mâm cúng tổ tiên tất niên theo phong tục. 


Mâm cơm cúng tất niên được bày trí như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên thường cũng rất đơn giản và được chuẩn bị những món khác nhau tùy theo từng vùng miền. Cách bài trí mâm cơm tất niên cũng khác nhau phụ thuộc vào từng tín ngưỡng tôn giáo, từng gia đình hoặc theo văn hóa vùng miền Bắc  – Trung – Nam. 

Tuy nhiên, theo truyền thống chung thì mâm cỗ cúng thường được sắp xếp theo thứ tự như sau: Món nóng hoặc các món có nước sẽ đặt ở trung tâm sau đó là đến các món khô và hoa quả. Cách sắp xếp này thực tế không mang ý nghĩa tâm linh mà chỉ nhằm mục tránh làm đổ vỡ đồ ăn khiến cho năm mới kém may mắn. Ngoài ra, việc mang ý nghĩa tâm linh chỉ phục thuộc và mâm ngũ quả, các món ăn và ý nghĩa của nghi thức cúng tất niên. 

Cách đặt mâm cúng trên bàn thờ sẽ lần lượt là: 

  • Bàn thờ chính sẽ để hoa tươi, quả tươi cùng một ít tiền vàng mã

  • Bàn thờ con bên dưới sẽ là mâm cơm cúng mặn hoặc chay. 


Một số lưu ý khi bài trí mâm cúng trên bàn thờ

Ngoài cách bài trí mâm cúng trên thì quý vị cũng cần lưu ý thêm một số điểm sau khi trang trí và đặt mâm cúng trên bàn thờ như sau:

  • Có thể đặt bánh chưng, chè, xôi trên bàn thờ chính cùng với hoa quả tươi

  • Mâm ngũ quả chọn theo phong tục và không được dùng hoa quả giả để cúng gia tiên.

  • Mâm ngũ quả chỉ nên đặt ở hai bên không được đặt trước chính giữa bát hương vì sẽ chắn mất trục khí chính.

  • Hoa cắm trên bàn thờ phải là hoa tươi, không được chọn hoa giả. 

  • Không nên lựa chọn hoa quả cho mâm ngũ quả theo phong thuỷ lệch lạc. Ví dụ như chọn nải chuối phải là số lẻ mới mua, phật thủ lẻ nhánh mới chọn hoặc thậm chí tổng số quả trên mâm cúng phải chọn làm sao để hợp mệnh với chủ nhà mới được. Những điều này thực sự không cần thiết, nếu miễn cưỡng tuân thủ theo phong thuỷ quá đà có thể quý vị sẽ không có mua được hoa quả nào để cúng. 

Đồ cúng phải thể hiện được lòng thành, do đó những món đồ giả hay đồ nhựa quý vị không nên mua và sử dụng trong lễ cúng tất niên cũng như những lễ cúng khác trong năm. 

Mâm cơm tất niên và phong tục cúng tất niên là một nét truyền thống đẹp của người dân Việt. Mỗi vùng miền có những món khác nhau, những phong tục khác đi đôi chút. Tuy nhiên, tất cả đều hướng về ý nghĩa kính nhớ, tri ân tổ tiên đã gìn giữ và phù hộ suốt năm qua. Đó là điều cần phải ghi nhớ trong mỗi con người Việt Nam, dù đi đâu về đâu.

Xem thêm: cách bảo quản thực phẩmcách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnhcách bảo quản chả lụa cách bảo quản bơcách bảo quản rau trong tủ lạnhbảo quản thức ăn đã nấu chíncách trồng rau sạch tại nhà