Mùa nào bé thường dễ bị hăm và mẹ cần xử lý thế nào?

Làn da non nớt cùng với sức đề kháng quá yếu khiến cho trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ và các nếp gấp tay, chân hay bẹn. Tình trạng này thường xảy ra và trở nặng ở một số thời điểm nhất định. Vậy mùa nào bé thường dễ bị hăm da và mẹ nên lưu ý gì? Huongluxury sẽ giúp quý vị tìm đáp án qua bài viết dưới đây.

Gia đình

Mùa nào bé thường dễ bị hăm da?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ hay tại các vùng nếp gấp như chân, tay… khiến không ít các cha mẹ phải lo lắng và không biết nên làm thế nào. Thường thì mẹ sẽ thấy bé bị hăm nhiều nhất là vào mùa hè, khi trời quá nắng nóng hay những cơn mưa khiến cho không khí, môi trường trở nên ẩm ướt. Đó là môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn sinh sôi và hăm da xuất hiện. Trời quá nắng nóng sẽ khiến cho mồ hôi của bé tiết ra nhiều hơn, đặc biệt tại các vùng có nếp gấp như cổ, mông, chân, tay.

Tuy nhiên, các quý vị cũng đừng chủ quan. Mùa đông dù trời khô hanh nhưng nếu như quý vị không biết cách phòng ngừa cũng có thể dẫn đến tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh. Bởi mùa đông nhiều mẹ thường có thói quen đóng bỉm cho con 24/24 vì sự tiện lợi, đồng thời cũng muốn giữ ấm cho bé. Nhưng cũng vì thói quen này đã khiến bé tiếp xúc quá lâu với nước tiểu và dẫn đến tình trạng hăm da.


Trẻ sơ sinh bị hăm da cần lưu ý những gì?

  • Luôn đảm bảo cho bé khô thoáng và sạch sẽ

Dù là thời tiết nào, mùa nào thì quý vị phải luôn đảm bảo vệ sinh và giữ cơ thể bé luôn sạch sẽ, thông thoáng. Đây được xem là cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ hay các vùng khác hiệu quả. Nếu chẳng may trẻ đang bị hăm thì việc giữ làn da luôn thông thoáng sẽ không làm bệnh bị biến chứng nặng hơn.

  • Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm tắm gội dành riêng cho bé

Khi lựa chọn sản phẩm tắm gội, quý vị nên chọn những loại dành riêng cho bé, có tính dịu nhẹ, để không gây nên kích ứng ở các vùng bị hăm của trẻ. Quý vị tuyệt đối không được sử dụng những loại sữa tắm hay xà phòng của người lớn, có thể gây nên những tổn thương không mong muốn cho da của bé.

  • Chú ý đến chế độ ăn của bé

Khi rôm sảy hay các viêm loét trên xuất hiện trên cơ thể của bé, quý vị cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho trẻ. Quý vị nên cân nhắc đến những thực phẩm có tính mát và loại bỏ những thực phẩm có tính nóng trong thời kì này để không làm tình trạng hăm trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó khi trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ, mẹ cũng nên tránh để sữa hay thức ăn bị rớt trong quá trình bé ăn uống. Nếu chẳng may dính vào quý vị hãy làm sạch ngay. 

  • Xoa dịu sự khó chịu cho bé

Những lúc trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ hay bị rôm sảy sẽ khiến bé rất khó chịu và hay quấy khóc. Bên cạnh đó, bé có thể sẽ dùng tay cào cấu tại các vùng đó và khiến cho vết thương tổn thương nặng hơn. Vậy nên, quý vị cần làm gì đó để xoa dịu đi sự khó chịu này của bé. 

Quý vị có thể tắm cho bé bằng các nước lá như mướp đắng, lá chè xanh, trầu không… để xoa dịu đi những cảm giác khó chịu. Ngoài ra, quý vị cũng có thể trò chuyện, xoa nhẹ lên những vùng ngứa ngáy đó giúp bé dễ chịu hơn.

Qua những thông tin mà Huongluxury cung cấp, chắc hẳn quý vị đã tìm thấy câu trả lời cho mình rồi. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp quý vị dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ và các khu vực khác.