Mũi nhắc lại là gì? Có nên tiêm mũi nhắc lại cho bé không?

Đối với một số loại vắc-xin, thông thường sẽ có những mũi tiêm nhắc lại khi bé lớn trên 18 tháng tuổi. Thời điểm giữa mũi tiêm bắt buộc và mũi tiêm nhắc lại thường cách nhau khá xa nên nhiều cha mẹ thường quên mất việc lặp lại và hầu như bỏ qua mũi tiêm này. Vậy mũi nhắc lại là gì? Và quý vị có cần tiêm mũi nhắc lại cho bé hay không? Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau của Huongluxury.

Gia đình

1. Mũi nhắc lại là gì? Tầm quan trọng của mũi nhắc lại đối với sức khỏe của bé

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, mũi tiêm đầu tiên sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nhiều loại bệnh lý tạm thời. Sau một thời gian, lượng kháng thể trong vắc-xin sẽ giảm đi và có khi xuống dưới ngưỡng bảo vệ. Điều này đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của bé không còn đủ khỏe để chống chọi với vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh như trước nữa. Mũi tiêm nhắc lại là một phần quan trọng giúp tái kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch và khởi động lại hệ thống bảo vệ trong cơ thể bé. 

Các mũi tiêm thông thường sẽ bắt đầu từ lúc bé mới sinh cho đến khoảng 1 tuổi. Cha mẹ nên theo dõi lịch chích ngừa cho bé và đưa bé đi tiêm phòng đúng nơi và đúng lúc. Trẻ trên 18 tháng tuổi nên chú ý các mũi tiêm cần nhắc lại để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi và rubella. 


2. 9 Mũi tiêm nhắc lại mà mẹ cần lưu ý

Có một số loại vắc-xin cần được nhắc lại khi bé đạt 18 tháng tuổi. Mẹ có thể lưu trữ tên gọi và thời điểm tiêm mũi đầu tiên trong một cuốn sổ nhỏ với tiêu đề “Theo dõi lịch chích ngừa cho bé” để tiện ghi nhớ thời gian lặp lại nhé. Sau đây là những gợi ý lịch chích ngừa cho bé mà mẹ nên tham khảo:

  • Vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP): Đây là mũi tiêm thông dụng, được nhắc lại rất nhiều lần, quý vị nên theo dõi cẩn thận để đưa bé đi tiêm chủng nhé
  • Vắc-xin Haemophilus Influenzae loại b (Hib): Nên tiêm nhắc lại khi bé được 18 tháng tuổi.
  • Vắc-xin ngừa viêm gan A (HepA): Tiêm định kỳ theo kiến nghị của chuyên gia y tế.
  • Vắc-xin ngừa viêm gan B (HepB): Tiêm định kỳ theo kiến nghị của chuyên gia y tế.
  • Vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản: Tiêm định kỳ theo kiến nghị của chuyên gia y tế.
  • Vắc-xin tiêm phòng cúm (IIV): Mũi tiêm này có thể lặp lại hàng năm, đặc biệt là những đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao.
  • Vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR): Tiêm định kỳ theo kiến nghị của chuyên gia y tế.
  • Vắc-xin phế cầu khuẩn: Tiêm định kỳ theo kiến nghị của chuyên gia y tế.
  • Vắc-xin ngừa thủy đậu: Tiêm chủng theo kiến nghị của chuyên gia y tế.

3. Một vài điểm quý vị cần lưu ý khi đưa bé đi tiêm mũi nhắc lại

  • Thời gian tiêm phòng: Quý vị nên theo dõi sát sao lịch chích ngừa cho bé để lặp lại cho phù hợp. Ngoài ra, quý vị nên tìm hiểu thời gian duy trì của kháng thể trong vắc-xin cũng như lứa tuổi cần tiêm chủng để đạt hiệu quả nhất
  • Tính hiệu quả của mũi tiêm nhắc lại: Kháng thể và khả năng miễn dịch trong cơ thể sẽ giảm dần theo thời gian. Mũi tiêm nhắc lại sẽ giúp bổ sung lại kháng thể và nhắc nhở cơ thể sản sinh miễn dịch để tăng cường hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
  • Tính an toàn: Chắc hẳn quý vị đã không còn lạ lẫm với những thông tin về tác dụng phụ của vắc-xin đúng không nào? Nếu như bé có phản ứng không tốt với mũi tiêm trước, quý vị hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm mũi nhắc để đảm bảo an toàn cho con.
  • Khám trước khi tiêm: Điều này đảm bảo việc bé đủ sức khỏe để dung nạp thêm một lượng vắc-xin phòng bệnh mới. Cha mẹ nên phối hợp với bác sĩ trong việc theo dõi sức khỏe của bé trước ngày tiêm phòng, đồng thời báo cáo tình trạng sức khỏe hiện tại của bé cho nhân viên y tế để có những biện pháp xử lý phù hợp. 

4. Sẽ như thế nào nếu quý vị trễ lịch chích ngừa cho bé ở mũi tiêm nhắc lại?

Việc cách giãn giữa những mũi tiêm sẽ gây ra tình huống quên, hoặc trễ lịch tiêm chủng kiến nghị. Vậy điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Theo thông tin từ Bộ Y Tế, kháng thể sinh ra sau khi tiêm các loại vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian nhưng chúng không hoàn toàn biến mất. 

Hầu hết các kháng thể sẽ tồn tại khá lâu nhờ vào “trí nhớ miễn dịch” được lắp đặt sẵn trong liều vắc-xin ban đầu. Hệ thống miễn dịch sẽ được “đánh thức” và bổ sung ngay khi quý vị tiêm liều nhắc lại. Vậy nên dù có tiêm trễ hơn dự kiến thì khả năng miễn dịch cũng sẽ “tự giác” tạo ra kháng thể đầy đủ để có thể bảo vệ cho bé nhà mình. 

Việc tăng khoảng cách giữa các liều vắc-xin nhắc lại không làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Nhưng ngược lại, việc giảm thời gian giãn cách giữa các lần tiêm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và tác dụng của vắc-xin chủng ngừa. Chính vì thế, mẹ không nên đưa bé đi tiêm trước lịch hẹn đâu nhé. 

Việc tiêm mũi nhắc lại giúp trẻ phòng tránh tối đa các bệnh lý nguy hiểm mà quý vị đã ngừa trước đó một cách toàn diện hơn. Quý vị cần tuân thủ đúng lịch tiêm ngừa cho bé, đồng thời tìm hiểu về các loại vắc-xin, nhà sản xuất, địa điểm tiêm phòng và tình hình chung nơi mình sinh sống để có những mũi tiêm an toàn nhé!

>>> Xem thêm: