Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ?

Quý vị thường nghe lời khuyên về việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh mỗi buổi sáng để tăng cường lượng vitamin D hấp thụ vào cơ thể, giúp bé khỏe mạnh và xương khớp được chắc hơn. Vậy, tắm nắng như thế nào là đúng và tắm nắng vào khoảng mấy giờ là tốt nhất cho cơ thể của bé? Hãy để Huongluxury bật mí cho quý vị ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Gia đình

1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách là phương pháp bổ sung vitamin D đơn giản nhất cho bé!

“Trẻ sơ sinh không phơi nắng có sao không?” là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy hãy để Huongluxury giải đáp cho quý vị. Vitamin D là một loại hormone do cơ thể sản xuất ra khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thành phần vitamin D làm nhiệm vụ hấp thụ canxi và photpho, tác động đến ống thận để tái hấp thu canxi và gắn canxi vào trong xương. Việc thiếu hụt vitamin D sẽ làm cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi. Từ đó, bé sẽ gặp phải các tình trạng vàng da, còi xương, biến dạng xương… 

Vậy nên, tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp cơ thể bé sản sinh ra vitamin D và phòng chống lại các bệnh lý về xương cho trẻ. Từ khoảng 7 ngày sau khi chào đời, mẹ đã có thể mang bé ra tắm nắng để kích thích khả năng tự tổng hợp vitamin D trong cơ thể bé rồi nhé.

2. Thời gian tắm nắng lý tưởng nhất trong ngày

2.1. Thời lượng tắm nắng hợp lý

Dù tắm nắng cho trẻ sơ sinh tưởng chừng là việc làm đơn giản, quý vị cũng cần chú ý đến khoảng thời gian tắm nắng như thế nào là hợp lý nữa nhé. Quý vị sẽ cần quan tâm đến những yếu tố như: phơi nắng cho trẻ sơ sinh đến khi nào, phơi nắng cho trẻ lúc mấy giờ là hợp lý…

Trong lần đầu tiên tắm nắng cho bé, quý vị chỉ nên thực hiện từ 5 – 10 phút là đủ. Tiếp đến, tăng dần thời lượng khi bé đã quen với ánh nắng mặt trời ở những ngày sau đó. Và, khoảng thời gian lý tưởng nhất là để bé được tắm nắng là từ 20 – 30 phút mỗi sáng.

2.2. Khung giờ vàng để tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, quý vị nên chú ý cho bé tắm nắng trong những “khung giờ vàng” như sau:

  • Buổi sáng: Từ 6 – 8 giờ, vì đây là thời điểm mà tia hồng ngoại và tia cực tím khá yếu, ánh nắng nhẹ dịu thích hợp cho việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bé.

  • Buổi chiều: Sau 4 hoặc 5 giờ, khi mà ánh nắng đã dịu bớt.

Tuyệt đối không để trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ cho tới 16 giờ vì đây là lúc mà cường độ của các tia UV đạt mức cao nhất. Chúng sẽ gây tổn thương cho làn da của bé chứ không hề giúp sản sinh vitamin D cho trẻ sơ sinh đâu mẹ nhé.

2.3. Thời gian tắm nắng thay đổi theo mùa

Bên cạnh đó, thời gian chiếu sáng của các mùa trong năm cũng thay đổi khá rõ ràng. Quý vị có thể điều chỉnh thời gian tắm nắng để phù hợp với làn da và sức khỏe của bé nữa nhé, cụ thể như:

  • Mùa xuân: Tiết trời ấm áp và dễ chịu nhất, mẹ có thể cho bé tắm nắng trong khoảng từ 6 – 9 giờ sáng như đã nói bên trên.

  • Mùa hè: Nắng sẽ lên sớm hơn và gắt hơn, quý vị nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh trước 7 giờ sáng.

  • Mùa thu: Tiết trời sẽ bắt đầu se lạnh và có gió, quý vị nên đợi đến khoảng 8 giờ khi trời có nắng tươi và ấm nhất để tắm nắng cho bé. 

  • Mùa đông: Thời tiết lúc này đã khá lạnh và hầu như không có nhiều nắng. Như vậy, cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông là chọn khoảng thời gian từ 8 – 9 giờ sáng để tắm nắng cho bé. Nếu trời nắng yếu, quý vị chỉ nên cho bé tắm nắng khoảng 10 phút để không khiến bé bị lạnh nhé.

3. Hướng dẫn cách tắm nắng cho bé đúng cách

Cùng với khoảng thời gian chuẩn để tắm nắng cho trẻ sơ sinh, các mẹ bỉm sữa cũng nên chú ý cách tắm như thế nào cho đúng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Quý vị hãy tham khảo gợi ý cách tắm nắng đúng chuẩn dưới đây:

  • 3 ngày đầu tiên: Vẫn mặc chỉ để lộ một ít da của bé mà thôi, để bé ở trong bóng râm hoặc ít nắng khoảng 10 phút.

  • Ngày thứ 4: Chỉ để lộ phần da ở chân bé, che mặt và mắt để bé không bị chói. Tắm 5 phút ở thân trước và 5 phút ở thân sau.

  • Ngày thứ 5 – ngày thứ 7: Chỉ cần mặc áo, để lộ phần thân dưới (nhớ che “bộ phận nhạy cảm” của bé nhé), tăng dần thời gian tắm nắng lên khoảng 20 phút.

Từ 1 tuần trở đi: Lúc này, quý vị có thể tắm cả người cho bé, nhưng nhớ che đầu, mắt và “bộ phận nhạy cảm” của trẻ. Tùy vào tình trạng nắng mà quý vị có thể để bé tắm lâu hoặc mau dưới nắng, nếu nắng gắt thì chỉ cần 15 phút là đủ, còn nếu nắng yếu quý vị nên để bé tắm dưới 30 phút/ngày.

4. Những lưu ý khi mẹ tắm nắng cho trẻ sơ sinh

  • Vị trí tắm nắng cho bé nên sạch sẽ, yên tĩnh, có nắng và tránh gió, tránh bụi.

  • Nên che đầu, mắt và bộ phận nhạy cảm của bé khi tắm nắng.

  • Không cho bé ra tắm nắng khi thời tiết không ổn định, hoặc khi bé khó chịu trong người.

  • Nếu tắm nắng cho bé trong phòng, quý vị nên mở cửa kính vì lớp kính có thể ngăn cản việc hấp thụ tia nắng vào da.

  • Để nắng chiếu phần chân của bé trước, sau đó từ từ nhận ánh nắng lên trên thân.

  • Lau mồ hôi cho bé và cho bé uống nước sau mỗi lần tắm nắng. 

Ngoài việc tắm nắng để hấp thụ và bổ sung vitamin D, D3 cho cơ thể bé, mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý để thiên thần nhỏ của mình được phát triển bền vững và toàn diện nhất nhé. Hy vọng những thông tin mà Huongluxury mang lại có thể giúp ích được cho quý vị trong việc nuôi dưỡng bé yêu tốt hơn!

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .