Hướng dẫn sử dụng và phân loại hóa chất tẩy rửa

Ngày nay, hóa chất tẩy rửa đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mọi sinh hoạt hàng ngày của con người. Chính vì có vai trò vô cùng quan trọng, người tiêu dùng cần hiểu rõ hơn về cách dùng, phân loại… của những sản phẩm này.

Vệ sinh phòng tắm

Hóa chất tẩy rửa là gì?

Hóa chất tẩy rửa là những sản phẩm có chiết xuất từ thành phần hóa học. Chúng có công dụng làm sạch mọi bề mặt và vết bẩn dính trên đồ gia dụng như: mặt sàn, mặt gỗ, mặt kim loại…

Ngày nay, những hóa chất tẩy rửa được ứng dụng rất phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày và được người dùng càng lúc càng ưa chuộng vì hiệu quả cao, tiện lợi.


Thành phần hóa chất tẩy rửa

Thành phần chất tẩy rửa là muối của axit béo, có nguồn gốc từ dầu thực vật hay mỡ động vật và kiềm với thành phần gồm kim loại kali hoặc natri. Mỗi một phân tử của chất tẩy rửa sẽ bao gồm một phần ưa nước và một phần ưa dầu mỡ.

Cấu trúc của chất bẩn thường là dầu mỡ hoặc chất có tính chất như dầu mỡ. Khi gặp hóa chất tẩy rửa cực mạnh trong môi trường nước, phần ưa dầu mỡ sẽ bám vào chất bẩn, loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt cần tẩy rửa. Chẳng hạn như những lúc giặt quần áo, chà sàn,… các động tác vò, chà của chúng ta cũng gián tiếp kéo vết bẩn trôi ra ngoài theo phân tử nước.

Ngoài ra, với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu, các loại chất tẩy rửa cũng ngày càng được cải tiến hơn: sự có mặt của các chất trợ tẩy như enzyme, tinopal  trong bột giặt giúp nâng cao khả năng tẩy rửa, làm cho quần áo nhìn sáng hơn; hoặc các hương liệu trong sản phẩm để chúng có mùi thơm dễ chịu với người sử dụng…


Có những loại hoá chất tẩy rửa nào?

Hóa chất tẩy rửa có 3 nhóm chính:

  • Cơ bản: sử dụng trong các ngành công nghiệp khác
  • Đặc dụng: được dùng cho những mục đích cụ thể như bảo vệ cây, mực in, dệt may,…
  • Tiêu dùng: được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình như tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm.

Dựa trên đặc tính sản phẩm, có thể phân loại hóa chất tẩy rửa thành :

Hóa chất tẩy rửa công nghiệp: Tiêu biểu gồm có các loại nước tẩy rửa, kem tẩy đa năng, dung dịch tẩy dầu, hóa chất tẩy nhờn,…

Hoá chất tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp: Được tổng hợp từ nhiều loại hóa chất khác nhau, có tác dụng làm sạch các lớp dầu mỡ, bụi bẩn bám trên bề mặt chén dĩa, máy móc, kim loại … duy trì độ sáng bóng như lúc ban đầu.

Hoá chất tẩy rửa và diệt rêu mốc: dùng để xử lý các loại rêu, nấm mốc bám trên bề mặt tường nhà, giúp các bề mặt sẽ luôn sạch đẹp và bảo vệ được sức khỏe của con người. Ngoài ra còn có khả năng tẩy sạch các vết trà, cà phê …

– Hóa chất vệ sinh, xử lý bề mặt: chuyên dùng để làm sạch gỉ sét, dầu nhớt bám dính, sơn bong tróc… trên bề mặt hoặc bên trong các chi tiết, máy móc và thiết bị.

– Hóa chất khử mùi, sát khuẩn: Có tính năng diệt nấm mốc, diệt khuẩn dàn lạnh máy điều hòa, khử mùi, nước rửa tay … giúp khử mùi và loại bỏ vi khuẩn.

– Hóa chất giặt công nghiệp: Các loại hóa chất có công dụng tẩy rửa mạnh trên các bề mặt thảm, sofa, ghế ô tô …

Ngoài ra còn có hoá chất Canxi clorua 95%, hóa chất xử lý nước thải …


Giá hóa chất tẩy rửa

–  Hóa chất tẩy rửa công nghiệp

Sản phẩmGiá thành
Hóa chất tẩy rửa đa năng trung tính Klenco Power Lemon350.000 (5L)1.225.000 (20L)
Dung dịch tẩy cặn chuyên dụng VBT SUNRED 36900.000

–  Hoá chất tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp

Sản phẩmGiá thành
Dung dịch siêu tẩy cặn carbon cháy AVCO Q-BBQ407.000 (4L)1.975.000 (20L)
Nước rửa chén AVCO Q-Cerami250.000 (4L)1.100.000 (20L)

Hoá chất tẩy rửa và diệt rêu mốc

Sản phẩmGiá thành
Bình xịt vệ sinh nhà tắm Astonish C112088.000
Chất Tẩy Mốc, Khử Khuẩn H+T01200.000 (5L)100.000 (1.8L)

– Hóa chất vệ sinh, xử lý bề mặt

Sản phẩmGiá thành
Chất tẩy cặn canxi trên thiết bị vệ sinh H+T01180.000
Chất tẩy rửa Dymachem DYMA OFFICE CLEANER396.000

– Hóa chất khử mùi, sát khuẩn

Sản phẩmGiá thành
Gel rửa tay khô diệt khuẩn AVCO Q-Hand Gel444.000 (4L)2.200.000 (20L)
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh ALFASEPT HANDRUB145.000 (500ml)270.000 (1L)1.086.000 (5L)

– Hóa chất giặt công nghiệp

Sản phẩmGiá thành
Hóa chất giặt thảm Goodmaid PRO GMP 340 5L370.000
Dung dịch làm mềm vải Goodmaid PRO GMP 251E909.000 (20L)297.000 (5L)

Hướng dẫn sử dụng hóa chất tẩy rửa đúng cách

Hóa chất tẩy rửa ra đời với mục đích làm sạch đồ gia dụng, tiết kiệm thời gian cho các bà nội trợ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách. Nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết mà có thể quý vị chưa biết.

Đầu tiên, dùng một lượng hóa chất với nồng độ tương ứng vết bẩn cần vệ sinh. Thoa lên bề mặt. Quý vị có thể thấm chúng trên một miếng vải. Sau đó tiến hành lau chùi.

Để mang đến hiệu quả cao hơn. Trong quá trình thực hiện nên xem kỹ bảng hướng dẫn sử dụng có in trên bao bì. Tránh trường hợp sử dụng quá nhiều, vừa lãng phí, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tác động xấu đến môi trường.

Lưu ý là trong quá trình thực hiện quý vị nên mang găng tay. Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Đây là một trong những bước quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Điều này rất dễ làm hại da, gây kích ứng, viêm da…


Phân loại hóa chất tẩy rửa trong sinh hoạt

Dựa vào tính năng, đặc tính của từng sản phẩm, người ta chia hóa chất tẩy rửa sinh hoạt ra thành nhiều loại. Về cơ bản gồm có:

  • Hóa chất trung tính: Được sử dụng nhiều trong sản phẩm vệ sinh, lau dọn nhà hàng ngày. Chúng không ảnh hưởng đến các bề mặt được phụ trách làm sạch.
  • Loại tẩy kiềm: Đây là loại chuyên làm sạch những đồ dùng nội thất như: điều hòa, máy lạnh, máy quạt, máy thông gió, điện thoại… Ưu điểm của loại này là không làm hư hỏng bề mặt vật liệu.
  • Axit gốc: Chuyên trị các vết bẩn cứng đầu, nơi tụ hội nhiều vi khuẩn như: cầu thang, bồn cầu, nhà vệ sinh….
  • Hóa chất riêng biệt: Hóa chất làm sạch riêng biệt có nghĩa là chúng được thiết kế độc quyền và dùng cho một sản phẩm riêng biệt. Ví dụ như: nước giặt giày mà các quý vị được tặng kèm khi mua từ các thương hiệu giày đắt giá là một loại hóa chất riêng biệt. Chúng chỉ có tác dụng duy nhất với sản phẩm tương ứng.
  • Hóa chất cục bộ: Hóa chất cục bộ còn có tên gọi khác là thuốc tẩy. Chúng có thể đánh bay những loại vết bẩn cứng đầu và khó chịu nhất như: kẹo cao su, mủ cây, vết nước ngọt dính trên áo, quần… Loại này rất hiệu quả nhưng cũng rất độc hại. Chúng có mùi khó chịu. Khi cần tránh những khu vực quá kín.

Tùy vào vật liệu của đồ gia dụng, đối tượng cần tẩy rửa mà lựa chọn loại hóa chất phù hợp. Tránh sử dụng tùy tiện sẽ rất dễ làm hư hỏng vật dụng, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Trên đây là hướng dẫn sử dụng và phân loại hóa chất tẩy rửa. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đến quý vị những thông tin thực sự hữu ích. Đồng thời, đừng quên ứng dụng chúng vào đời sống để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân tốt hơn nhé!