Nếu phát hiện trẻ sơ sinh bị hăm cổ, bố mẹ hãy xem lại 4 thói quen sinh hoạt sau

Bé nhà quý vị gần đây hay quấy khóc, bỏ ăn, bỏ ngủ? Sau khi kiểm tra, quý vị phát hiện bé bị hăm và không biết xử lý thế nào? Hãy để Huongluxury mách quý vị nhận diện nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ và cách thức xử lý, phòng ngừa hiệu quả nhé!

Gia đình

Tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh rất thường gặp, các vùng khác sẽ dễ vệ sinh và trị hơn vùng cổ. Do đây là nơi khó có thể vệ sinh cho bé, và thường bị bỏ qua trong quá trình vệ sinh hằng ngày hoặc sau khi ăn uống. Huongluxury sẽ chỉ cho các quý vị một vài mẹo nhỏ để giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hăm ở cổ

Vùng cổ của bé sơ sinh vô cùng non nớt, các quý vị thường rất khó có thể dùng khăn hoặc tay lau, rửa cho bé. Nhưng với thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra làm tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn, kèm theo đó có thể sữa chảy theo khóe miệng xuống cổ. Chính vì vậy bé sẽ thường xuyên bị hăm cổ khi không được mẹ vệ sinh đúng cách. Sau đây là các nguyên nhân chi tiết chỉ rõ trẻ vì sao bị hăm ở cổ:

1. Ma sát

Ở khu vực có nhiều nếp gấp như cổ, nách và bẹn của trẻ rất dễ bị hăm. Nguyên nhân có thể là do tình trạng cọ xát nhiều giữa da vùng cổ quần áo của trẻ. Làn da trẻ thường rất mỏng manh và nhạy cảm, nên những tác động bởi các yếu tố bên ngoài cũng gây nên những vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, phần cổ của trẻ còn không thể giữ thẳng nên vùng da này thường xuyên chạm vào nhau, khiến cho bé bị hăm. 

2. Đổ sữa hay chảy nước dãi

Việc trẻ chảy nhiều dãi hay đổ sữa trong lúc ti bình hay ti mẹ xuống cổ mà không được vệ sinh sạch sẽ đều có thể gây nên hăm cổ. Phần da tại cổ không khô thoáng như các vùng da khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng nổi đỏ, mẩn ngứa và hăm. 

3. Do thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng hăm ở vùng cổ hay bẹn, nách. Trời nóng khiến mồ hôi ra nhiều tại vùng da cổ, trong khi đó vùng da này lại dính vào nhau khiến cho không khí quạt và điều hòa không thể làm khô, sinh ra hiện tượng hăm, ngứa. 

4. Nhiễm nấm

Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ có thể do da tại cùng cổ đã bị nhiễm nấm gây nên. Vùng cổ rất khó vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, bụi bặm và sữa rớt đọng lại trú ngụ trong cổ trẻ. Lâu ngày tình trạng này sẽ sinh ra các loại vi khuẩn gây hăm ở cổ trẻ sơ sinh. 

Các phương pháp trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh

1. Giặt quần áo cho bé đúng cách

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm cổ, mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đầu tiên quý vị cần chú ý đến yếu tố vệ sinh cả quần áo, khăn quàng cho trẻ. Mẹ nên dùng các sản phẩm nước giặt và nước xả vải an toàn lành tính. Gợi ý hay cho mẹ là có thể dùng Comfort Cho Da Nhạy Cảm để làm mềm và tạo hương thơm mát, tránh quần áo thô cứng cọ xát vào da của trẻ.

Với công thức riêng dịu nhẹ, thành phần chất làm mềm vải từ 100% gốc thực vật, áo quần bé sẽ được giặt sạch hơn so với chỉ dùng nước giặt riêng. Bởi lẽ, Comfort Cho Da Nhạy Cảm sẽ trung hòa tính kiềm và loại bỏ cặn bột giặt sau khi giặt. Sản phẩm này được kiểm nghiệm an toàn bởi Viện Da Liễu Trung ương và Viện Da Liễu Anh Quốc nên mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng nhé.  

2. Tắm cho trẻ sơ sinh

Ngoài các phương pháp trên, mẹ cũng nên tắm cho bé bằng các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh từ dân gian. Bên cạnh đó, để cổ trẻ khô thoáng, mẹ cần lau cổ khi trẻ làm rớt sữa hay chảy dãi. Đặc biệt, thường xuyên lau cổ trẻ hơn vào những ngày trời nóng. 

Mẹ cũng có thể dùng các sản phẩm kem bôi hăm an toàn lành tính đến từ các thương hiệu nổi tiếng dành cho trẻ. Đối với tình trạng hăm da nặng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ da liễu và trẻ sơ sinh để có phương pháp điều trị cụ thể. 

Cách chăm bé khi bị hăm ở cổ

Bé bị hăm sẽ luôn khó chịu, quấy khóc, nên mẹ chú ý:

  • Vệ sinh sạch và giữ khô ráo vùng da bị hăm cho bé

  • Dùng khăn sạch, nước ấm lau cho bé khi thấy tình trạng mồ hôi ra làm bé ngứa ngáy, quấy khóc

  • Giặt sạch và phơi khô quần áo của bé, xả nhiều lần với nước để không còn tồn đọng bột giặt.

  • Tránh môi trường nhiều bụi bẩn, nóng ẩm, khiến bé ra mồ hôi

Hướng dẫn cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ

Một số phương pháp dân gian và hiện đại được kết hợp giúp bé yêu thoát khỏi tình trạng hăm ở cổ như sau:

  • Các loại nước nấu từ lá ổi, lá khế, lá trầu không, khổ qua với đặc tính chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có tác dụng làm dịu và mát da. Như vậy, định kì quý vị có thể thay thế vài ngày tắm bằng lá tắm vừa nuôi dưỡng da vừa an toàn, hạn chế bị hăm cổ. Lưu ý: cách này chỉ giúp bé tránh, phòng ngừa tình trạng bị hăm ở cổ.

  • Tắm bé với sữa tắm chuyên dùng, có độ PH trong khoảng 4.5 – 5.5 là tốt nhất, không gây kích ứng, làm dịu mát da, và loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Các quý vị nên ưu tiên việc sử dụng sữa tắm cho bé nếu bé đang bị hăm.

  • Kết hợp với việc tắm mát, các quý vị nên sử dụng kem chống hăm cho bé với các thành phần thiên nhiên, lành tính, vô cùng hiệu quả. Các quý vị bôi một lớp kem mỏng cho con, làn da bé nhạy cảm, thẩm thấu rất tốt, nên các quý vị đừng bôi dày quá nhé. Kem chống hăm ở trẻ sơ sinh sẽ tạo thành lớp bảo vệ cho vùng da của bé.

Khi nào cần thiết phải ẵm bé thăm khám bác sĩ

Tất cả các trường hợp trẻ sơ sinh hăm ở cổ đều có thể tự khỏi mà không cần thăm khám hay sử dụng đến thuốc để điều trị. Nếu như mẹ chăm sóc bé đúng cách thì tình trạng hăm sẽ không diễn biến nặng hơn và rất nhanh khỏi.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết hăm trở nên nặng, nổi nhiều mụn nước, phồng rộp thành mảng quanh cổ, và áp dụng các biện pháp vệ sinh và kết hợp sử dụng kem vẫn không khỏi thì các quý vị nên dẫn bé khám ở các cơ sở uy tín và làm theo hướng dẫn của các chuyên gia.

Từ nay, trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ đã không còn là nỗi ám ảnh của mẹ nữa. Chúc bé thật khỏe, mẹ thật vui với những thông tin bổ ích từ Huongluxury! 

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .